BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5094/BCT-XNK | Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2013 |
Kính gửi: Tổng cục Hải quan
Trả lời công văn số 1027/TCHQ-GSQL ngày 27 tháng 02 năm 2013 và công văn số 2537/TCHQ-GSQL ngày 13 tháng 5 năm 2013 của Tổng cục Hải quan về một số vướng mắc khi thực hiện Nghị định số 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất kinh doanh rượu (Nghị định số 94/2012/NĐ-CP), công văn số 2843/TCHQ-GSQL ngày 27 tháng 5 năm 2013 về dán tem rượu nhập khẩu, Bộ Công Thương có ý kiến như sau:
1. Dán tem rượu nhập khẩu tại nước sản xuất/ xuất khẩu:
Việc quy định dán tem rượu nhập khẩu từ nước sản xuất/ xuất khẩu sẽ thuận lợi hơn cho việc quản lý rượu giả, rượu nhập lậu, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch về thuế, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, bảo đảm quyền lợi của các nhà nhập khẩu, các hãng sản xuất rượu và hạn chế thất thu cho ngân sách Nhà nước.
Do đó, trong quá trình soạn thảo Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về sản xuất và kinh doanh rượu, Bộ Công Thương đã đưa vấn đề này vào Dự thảo trình Chính phủ (tờ trình số 5651/TTr-BCT ngày 31 tháng 5 năm 2012 trình Chính phủ ban hành Nghị định về sản xuất kinh doanh rượu thay thế Nghị định số 40/2008/NĐ-CP , Bộ Công Thương đã đề nghị Chính phủ cho phép dán tem rượu nhập khẩu tại nước sản xuất/ xuất khẩu).
Tuy nhiên, qua thảo luận để ban hành Nghị định số 94/2012/NĐ-CP , Chính phủ cho rằng bên cạnh những lợi ích do dán tem rượu nhập khẩu tại nước sản xuất/ xuất khẩu mang lại, việc dán tem này cũng làm tăng chi phí trong chuỗi cung cấp và tạo gánh nặng cho các cơ sở kinh doanh. Các nhà nhập khẩu sẽ phải mua tem tại Việt Nam, gửi ra nước ngoài, thu xếp dán tem trước khi xuất khẩu các sản phẩm sản xuất riêng sang Việt Nam và sau đó gửi hàng về Việt Nam. Việc này cũng làm tăng chi phí đáng kể cho nhà xuất khẩu có các kênh phân phối thống nhất và là một khó khăn lớn đối với nhà xuất khẩu có các sản phẩm xuất khẩu với số lượng nhỏ hơn thông qua nhà phân phối thứ ba, do đó trước mắt cần nghiên cứu thêm vấn đề này.
Ngoài ra, khi thực hiện nghĩa vụ thông báo cho WTO về dự thảo nghị định này theo yêu cầu của Hiệp định TBT, Việt Nam đã nhận được nhiều phản ứng từ các thành viên WTO như Hoa Kỳ, EU, Ốt-xtrây-lia, Mê-hi-cô. Các thành viên này đều cho rằng việc yêu cầu dán tem rượu nhập khẩu tại nước sản xuất/ xuất khẩu có thể tạo ra cản trở quá mức cần thiết cho thương mại và có thể bị coi là không tuân thủ đầy đủ quy định tại Điều 2.2 của Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại của WTO (Hiệp định TBT). Các thành viên này còn cho rằng đề xuất trên có khả năng phân biệt đối xử giữa sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm sản xuất trong nước, có thể tạo ra cạnh tranh không bình đẳng giữa các sản phẩm rượu trên thị trường.
2. Các vấn đề vướng mắc khi thực hiện Nghị định 94/2012/NĐ-CP được quý Tổng cục nêu tại công văn số 1027/TCHQ-GSQL và công văn số 2537/TCHQ-GSQL: Bộ Công Thương đang tổng hợp phản ánh của doanh nghiệp và ý kiến các đơn vị liên quan và sẽ có văn bản hướng dẫn các vấn đề liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu rượu.
Trên đây là ý kiến của Bộ Công Thương để quý Tổng cục tham khảo.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.