ỦY BAN DÂN TỘC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 506/UBDT-VPĐPCT135 | Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2013 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
Phúc đáp văn bản số 480/UBND-KTN ngày 27/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc tham gia ý kiến dự thảo Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững của 02 huyện: Đình Lập và Gia Bình tỉnh Lạng Sơn. Sau khi nghiên cứu, Ủy ban Dân tộc có ý kiến như sau:
1. Nhận xét chung.
Dự thảo Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2013-2017 của huyện Gia Bình và Đình Lập cơ bản phù hợp với nội dung quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo; Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ và các cơ chế, chính sách quy định hiện hành của nhà nước liên quan đến công tác xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.
Về nội dung của Đề án đã nêu rõ mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể cần đạt được đến năm 2015, năm 2017 cũng như các nội dung hỗ trợ kết cấu cơ sở hạ tầng theo Quyết định số 293/QĐ-TTg và văn bản số 1845/BKHĐT-KTĐPLT ngày 25/03/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn xây dựng đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững cấp huyện giai đoạn 2013 - 2017.
2. Một số nội dung cần nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện Đề án.
Phần đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội và đói nghèo, cần đánh giá đầy đủ và cụ thể hơn; phân tích và làm rõ những nguyên nhân đói nghèo, nhất là đói nghèo trong vùng dân tộc thiểu số trên cơ sở tiềm năng lợi thế của vùng.
Cần nghiên cứu, xem xét tổng hợp về chỉ số thu nhập bình quân và tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 của 02 huyện: Huyện Bình Gia thu nhập bình quân 11,3 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo 53,64%; huyện Đình Lập thu nhập bình quân là 9 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo là 44,21%.
Về mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo. Huyện Bình Gia tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 là 53,64%, năm 2017 phấn đấu giảm xuống 36% (bình quân mỗi năm giảm 3,5%). Huyện Đình Lập tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 là 44,21%, năm 2017 giảm xuống dưới 21,7% (bình quân mỗi năm giảm khoảng 4,5%). Cần nghiên cứu và xem xét và đưa ra chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo cho phù hợp với điều kiện cụ thể của 2 huyện như: tổng số lao động trong độ tuổi lao động (huyện Bình Gia là 62,33%, Đình Lập 51,5%), tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo (Huyện Bình Gia là 18%, huyện Đình Lập là 8,4%)…
- Mục tiêu về thu nhập. Huyện Bình Gia phấn đấu năm 2017 đạt 31 triệu đồng/người/năm (tăng gần 200% so với năm 2012), huyện Đình Lập 22 triệu đồng/người/năm (tăng khoảng 240% so với năm 2012). Đề nghị nghiên cứu, xây dựng và đưa ra chỉ tiêu thu nhập năm 2017 cho phù hợp với điều kiện khó khăn hiện tại của 2 huyện như: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm (huyện Bình Gia 9,04%, huyện Đình Lập 10,04%), tỷ lệ lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp cao (huyện Bình Gia 87,67%, huyện Đình Lập 82%)...
- Vốn đầu tư theo Quyết định 293/QĐ-TTg của huyện Bình Gia bình quân 45,3 tỷ đồng/năm, huyện Đình Lập 47,2 tỷ đồng/năm là cao. Trong khi ngân sách Trung ương hỗ trợ vốn đầu tư phát triển cho mỗi huyện bằng 70% mức bình quân của các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP (khoảng 18-25 tỷ đồng/năm). Vì vậy để đảm bảo tính khả thi của Đề án về hạ tầng cơ sở cần nghiên cứu, xem xét đề xuất mức vốn cho phù hợp với nguồn lực hỗ trợ, đầu tư của ngân sách Trung ương, nguồn vốn của địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
Ngoài các nội dung đầu tư hỗ trợ theo cơ chế chính sách đặc thù của Nghị quyết 30a, đề án cần bổ sung, lồng ghép các nội dung, chính sách theo Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản ĐBKK; Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản ĐBKK cũng như các chính sách dân tộc trên địa bàn và các chính sách giảm nghèo khác để đảm bảo các mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững. Đề án cần đưa ra các giải pháp hạn chế tình trạng di cư tự do đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Cần sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các công trình cơ sở hạ tầng mang tính then chốt, có tác động trực tiếp đến xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt đối với các công trình trực tiếp phục vụ sản xuất và dân sinh
Trên đây là một số ý kiến của Ủy ban Dân tộc, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn xem xét, bổ sung và hoàn thiện để phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.