ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4996/UBND-ĐT | Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2020 |
Kính gửi: | - Các sở, ban, ngành thuộc Thành phố; |
Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 232/KH-UBND ngày 25/10/2019 về phòng, chống rác thải nhựa và túi ni lông đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
Để tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 232/KH-UBND ngày 25/10/2019 của UBND thành phố Hà Nội và triển khai Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước, các đoàn thể chính trị xã hội và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành phố căn cứ nội dung, nhiệm vụ ưu tiên được phân công, tiếp tục triển khai Kế hoạch số 232/KH-UBND ngày 25/10/2019 của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống rác thải nhựa và túi ni lông đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, đặc biệt tập trung vào các nội dung sau:
1. Đối với các cơ quan hành chính nhà nước, các đoàn thể chính trị xã hội và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành phố từ ngày 01/11/2020:
- Gương mẫu, tích cực và đi đầu trong việc giảm thiểu chất thải nhựa; hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần (bao gồm túi ni-lông khó phân hủy, bao gói nhựa thực phẩm, chai lọ nhựa, ống hút, hộp xốp đựng thực phẩm, cốc và bộ đồ ăn.v.v...); không sử dụng băng rôn, khẩu hiệu, chai, cốc, ống hút, bát, đũa nhựa.... dùng một lần tại công sở và trong các hội nghị, hội thảo, cuộc họp và ngày lễ, ngày kỷ niệm và các sự kiện khác; ưu tiên lựa chọn các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường.
- Tiên phong, gương mẫu thực hiện phân loại rác thải tại nguồn ngay tại công sở, bố trí thùng rác để phân loại rác thải tại các cơ quan, đơn vị; chất thải nhựa và các chất thải khác có thể tái chế không được để lẫn với chất thải hữu cơ.
- Thực hiện truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị về phân loại, thu gom, giảm thiểu chất thải nhựa.
2. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về giảm thiểu chất thải nhựa, phân loại chất thải, chất thải nhựa; phối hợp các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội xây dựng phong trào, liên minh chống chất thải nhựa; vận động người dân, cộng đồng dân cư hạn chế hoặc không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần (bao gồm túi ni-lông khó phân hủy, bao gói nhựa thực phẩm, chai lọ nhựa, ống hút, hộp xốp đựng thực phẩm, cốc và bộ đồ ăn...) để bảo vệ môi trường.
3. Tiếp tục vận động các Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng, chợ dân sinh, khách sạn, nhà hàng, quán nước, khu du lịch và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, du lịch.v.v... trên địa bàn cam kết giảm thiểu chất thải nhựa, hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần hoặc thay thế bằng các sản phẩm thân thiện môi trường; không cung cấp miễn phí túi ni-lông cho khách hàng hoặc chuyển từ sử dụng túi ni-lông khó phân hủy sang các loại túi khác thân thiện với môi trường.
4. Nghiêm túc triển khai thực hiện phân loại chất thải tại nguồn; bố trí hoặc yêu cầu bố trí các thùng thu gom, phân loại rác sinh hoạt và rác thải nhựa; tổ chức tập huấn, hướng dẫn phân loại rác tại các công sở, trường học, cơ sở y tế và các khu vực công cộng như sân bay, bến tàu, bến xe, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, công viên, quảng trường, khu du lịch, danh lam thắng cảnh....
5. Tăng cường năng lực, hiệu quả công tác thu gom, xử lý chất thải rắn; thực hiện thu gom và xử lý riêng các loại chất thải đã được phân loại (bao gồm cả chất thải nhựa). Thực hiện thu phí dịch vụ thu gom rác đối với các tiểu thương tại các chợ dân sinh truyền thống;
6. Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thị xã Sơn Tây tổ chức và thực hiện các biện pháp kỹ thuật để thu gom chất thải nhựa trên các sông, suối, các ao hồ, rạch, kênh, mương... trong khu đô thị, khu dân cư.
7. Sở Tài chính không bố trí kinh phí cho các khoản chi trong cơ quan hành chính Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp để mua sắm các sản phẩm nhựa dùng một lần sử dụng trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác của cơ quan từ năm 2020 (theo văn bản chỉ đạo số 3549/UBND-ĐT ngày 19/8/2019 của UBND Thành phố). Từ năm 2020 trở đi, ngoài việc thực hiện theo văn bản chỉ đạo số 3549/UBND-ĐT ngày 19/8/2019 của UBND Thành phố, Sở Tài chính tiếp tục không bố trí kinh phí cho các khoản chi trong cơ quan hành chính Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp để làm băng rôn, khẩu hiệu, chai, cốc, ống hút, bát, đũa nhựa... dùng một lần tại công sở và trong các hội nghị, hội thảo, cuộc họp và ngày lễ, ngày kỷ niệm và các sự kiện khác; ưu tiên lựa chọn các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường.
8. Các đơn vị gửi báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 15/12 hàng năm về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
9. Sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý chất thải nhựa theo phân công tại Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ, giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan cập nhật cơ chế, chính sách về quản lý chất thải nhựa để tham mưu, báo cáo UBND thành phố Hà Nội sửa đổi Kế hoạch số 232/KH- UBND ngày 25/10/2019 của UBND thành phố Hà Nội để đảm bảo thống nhất các nội dung thực hiện phù hợp với các quy định hiện hành và tiếp tục triển khai các nhiệm vụ liên quan đến rác thải nhựa.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.