BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 499/BXD-VLXD | Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2016 |
Kính gửi: UBND các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương
Ngày 30/12/2014 Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1586/QĐ-BXD về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu gốm, sứ xây dựng và đá ốp lát ở Việt Nam đến năm 2020. Trong đó, định hướng phát triển gạch gốm ốp lát, sứ vệ sinh, đá ốp lát ở Việt Nam đến năm 2020 như sau:
1. Gạch gốm ốp lát
- Đầu tư mới và đầu tư mở rộng để nâng tổng công suất gạch gốm ốp lát đạt Khoảng 540 triệu m2/năm. Không đầu tư mới và mở rộng các cơ sở sản xuất gạch ceramic. Ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất gạch granit, gạch cotto để nâng công suất gạch granit chiếm Khoảng 25% tương đương với Khoảng 140 triệu m2/năm, gạch cotto chiếm Khoảng 10% tương đương với Khoảng 50 triệu m2/năm, gạch ceramic chiếm Khoảng 65% tương đương với 350 triệu m2/năm;
- Sắp xếp, cơ cấu lại các cơ sở sản xuất gạch ốp lát với quy mô hợp lý, lựa chọn công nghệ thiết bị hiện đại, hình thành một số khu vực sản xuất và gia công chế biến nguyên liệu tập trung.
2. Đá ốp lát
Đầu tư mới và đầu tư mở rộng để đạt tổng công suất Khoảng 30 triệu m2/năm. Sắp xếp, cơ cấu lại các cơ sở khai thác chế biến đá ốp lát với quy mô hợp lý, lựa chọn công nghệ thiết bị hiện đại. Hình thành một số doanh nghiệp có quy mô lớn, một số trung tâm sản xuất đá ốp lát tại Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Đồng Nai, Yên Bái,...là những nơi có nhiều nguyên liệu. Tăng cường đầu tư sản xuất đá ốp lát nhân tạo có giá trị kinh tế cao.
3. Sứ vệ sinh
- Đầu tư mới, đầu tư mở rộng để đạt tổng công suất Khoảng 21 triệu sản phẩm/năm nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu;
- Sắp xếp, cơ cấu lại các cơ sở sản xuất sứ xây dựng với quy mô vừa và lớn, xóa bỏ cơ sở sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu; lựa chọn công nghệ thiết bị hiện đại, hình thành một số khu vực sản xuất và gia công chế biến nguyên liệu tập trung.
Hiện tại, theo số liệu thống kê, tổng công suất thiết kế các dự án đầu tư sản xuất vật liệu gạch gốm ốp lát đã và đang thực hiện đầu tư ở Việt Nam đến hết năm 2016 dự kiến Khoảng 570 triệu m2/năm, đã vượt sản lượng định hướng trong Quy hoạch. Như vậy, nếu tất cả các nhà máy được đầu tư đi vào hoạt động và phát huy hết công suất thiết kế thì có thể dẫn đến tình trạng mất cân đối cung - cầu, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường gạch gốm ốp lát nói riêng và thị trường vật liệu ốp lát nói chung. Để đảm bảo cân đối cung - cầu, bình ổn thị trường vật liệu xây dựng chủ yếu, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương:
- Chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành của địa phương thực hiện tốt việc quản lý các Dự án đầu tư sản xuất vật liệu gốm, sứ xây dựng và đá ốp lát trên địa bàn theo đúng Quy hoạch đã được phê duyệt;
- Chỉ tiến hành các thủ tục pháp lý về đầu tư xây dựng theo quy định đối với các dự án đã có trong quy hoạch và theo đúng tiến độ đã được xác định trong quy hoạch. Trong quá trình thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư mới, đầu tư mở rộng dự án, cần lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng.
Trên đây là ý kiến của Bộ Xây dựng về việc thực hiện các nội dung trong Quy hoạch phát triển vật liệu gốm, sứ xây dựng và đá ốp lát ở Việt Nam đến năm 2020, đề nghị UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.