BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 498/TCHQ-PC | Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2018 |
Kính gửi: | - Cục Hải quan các tỉnh, thành phố; |
Thời gian vừa qua, Tổng cục Hải quan nhận được văn bản của một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố phản ánh vướng mắc trong việc sử dụng các biểu mẫu ban hành kèm theo Nghị định 81/2013/NĐ-CP , được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 97/2017/NĐ-PC và cách thức viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp văn bản được sửa đổi, bổ sung.
Trên cơ sở ý kiến trao đổi với Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp), Tổng cục Hải quan hướng dẫn như sau:
1. Việc ghi người đại diện tại biên bản vi phạm hành chính và quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
- Căn cứ mẫu biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính ban hành kèm theo Nghị định 97/2017/NĐ-PC ngày 18/8/2017 thì phải ghi cụ thể thông tin về người đại diện theo pháp luật của tổ chức vi phạm.
- Thông tin về người đại diện hoặc người nhân danh tổ chức thực hiện hành vi vi phạm (họ tên, chức vụ, số CMND...) được ghi nhận tại biên bản làm việc, biên bản chứng nhận sự việc, biên bản ghi nhận lời khai hoặc phiếu ghi kết quả kiểm tra... thể hiện tại mục chú thích thứ 4 của mẫu biên bản vi phạm hành chính. Các tài liệu này cùng với văn bản giao đại diện hoặc giao nhiệm vụ... được lưu kèm hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính có thể ghi nhận thông tin của đại diện tổ chức vi phạm tại mục số 10 “Đã có hành vi vi phạm hành chính” và mục số 15 (phần thể hiện người nhận biên bản vi phạm hành chính) của mẫu biên bản vi phạm hành chính.
2. Việc trình bày tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản tại biên bản vi phạm hành chính và quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện theo đúng biểu mẫu ban hành kèm theo Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017). Theo đó, không ghi tên cơ quan chủ quản của cơ quan ban hành văn bản.
3. Về việc viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp văn bản đã được sửa đổi, bổ sung:
Hiện nay chưa có quy định cụ thể về cách thức viện vẫn văn bản được sửa đổi, bổ sung và văn bản sửa đổi, bổ sung trong áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc tra cứu và áp dụng pháp luật trong thực tiễn, đề nghị các đơn vị viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp văn bản đã được sửa đổi, bổ sung theo ví dụ sau đây:
Ví dụ 1: Hành vi “Sử dụng hàng hóa trong hạn ngạch thuế quan không đúng quy định” trước đây được quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013; tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 127/2013/NĐ-CP thì hành vi nêu trên được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 được sửa đổi tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP. Khi viện dẫn văn bản sẽ ghi: “Hành vi “Sử dụng hàng hóa trong hạn ngạch thuế quan không đúng quy định” được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013, đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016”.
Ví dụ 2: Nghị định 45/2016/NĐ-CP đã bổ sung Điều 16a vào Nghị định 127/2013/NĐ-CP ; nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP có bổ sung khoản 12. Khi viện dẫn văn bản ghi: “Điều 16a Nghị định 127/2013/NĐ-CP, đã được bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP”; “khoản 12 Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP”.
Tổng cục Hải quan thông báo để các đơn vị biết, thực hiện./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.