BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4922/TCT-KK | Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2015 |
Kính gửi: Cục Thuế thành phố Hà Nội
Trả lời công văn số 54743/CT-HTr ngày 20/8/2015 của Cục Thuế thành phố Hà Nội về vướng mắc của độc giả Vũ Hoài Phương trên Cổng thông tin điện tử - Bộ Tài chính hỏi về vướng mắc liên quan đến doanh nghiệp chế xuất, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
- Căn cứ khoản 20 Điều 5 Luật Thuế GTGT năm 2008 quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT:
“Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phu thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau”.
- Căn cứ Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 của Chính Phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định:
“4. Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam; bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác”.
- Căn cứ Điều 21 Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
- Căn cứ Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế:
“9. Sửa đổi Khoản 2, Khoản 3, Khoản 5 và bổ sung Khoản 7 Điều 21 như sau:
…
7. Doanh nghiệp chế xuất được cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua hàng hóa tại Việt Nam phải thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất để thực hiện hoạt động này.
Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn cụ thể Điều này”.
- Căn cứ Khoản 6 Điều 3 và Khoản 20 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng hướng dẫn về đối tượng không chịu thuế:
+ Khoản 6 Điều 3: “Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế”.
+ Khoản 20 Điều 4: “20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.
Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.
Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu”.
- Căn cứ hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 77 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính:
“DNCX được thực hiện mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/2/2007 của Chính phủ phải thực hiện hạch toán riêng, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất; phải bố trí khu vực riêng để lưu giữ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu theo quyền nhập khẩu, quyền xuất khẩu, quyền phân phối”.
- Ngày 22/7/2014, Tổng cục Hải quan có công văn số 9089/TCHQ-GSQL (sau khi có ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh tại công văn số 5087/VPCP-KTTH ngày 08/7/2014 về việc vướng mắc khi thực hiện Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ). Theo đó: “Doanh nghiệp chế xuất được tiếp tục thực hiện việc mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ đến khi có hướng dẫn của Bộ Tài chính”.
Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu trên, theo quy định về thuế GTGT thì hàng hóa, dịch vụ mà DNCX mua từ nước ngoài, mua từ khu phi thuế quan khác là đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp DNCX được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu để bán ra hoặc để xuất khẩu, quyền phân phối, thực hiện mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam thì DNCX phải thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động theo quy định của pháp luật và kê khai, nộp thuế theo quy định.
Tuy nhiên, do vướng mắc khi thực hiện Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ. Để tháo gỡ các vướng mắc này, Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu, trình Chính phủ để sửa đổi, bổ sung Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 và sẽ có hướng dẫn cụ thể sau khi Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế thành phố Hà Nội được biết./.
Nơi nhận: | TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.