BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4905/BYT-KCB | Hà Nội, ngày 25 tháng 07 năm 2014 |
Kính gửi: | - Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; |
Theo báo cáo của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay đã có một số ca bệnh tiêu chảy cấp phải nhập Bệnh viện Nhi đồng và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh để được cấp cứu, điều trị và đặc biệt trong đó có trẻ 10 tháng tuổi trong tình trạng nhiễm khuẩn huyết, suy kiệt và đã tử vong;
Bộ Y tế đã kịp thời chỉ đạo Cục Y tế dự phòng, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương chỉ đạo, thực hiện khoanh vùng, tích cực tiến hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, điều tra lấy mẫu xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh, quản lý người bệnh...; khống chế bệnh tiêu chảy cấp phát triển và hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong; đồng thời thực hiện các biện pháp dự phòng tích cực tại cộng đồng dân cư theo hướng dẫn chỉ đạo của y tế dự phòng các cấp.
Để chủ động phòng, chống và điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp, hạn chế tỷ lệ tử vong thấp nhất, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Y tế các Bộ, ngành chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các đơn vị khám, chữa bệnh trực thuộc khẩn trương thực hiện tốt các nội dung sau đây:
1. Bảo đảm đủ nguồn nước sạch sinh hoạt, điều kiện vệ sinh cho người bệnh, người nhà người bệnh như nhà vệ sinh, xà bông rửa tay, nơi rửa tay … tại cơ sở khám, chữa bệnh;
2. Tăng cường giáo dục, kiểm tra giám sát vệ sinh dịch vụ ăn uống trong cơ sở khám, chữa bệnh. Phối hợp với đơn vị y tế dự phòng, an toàn vệ sinh thực phẩm và các đơn vị chức năng khác của địa phương kiểm soát vệ sinh thực phẩm để người bệnh, người nhà người bệnh được ăn, uống hợp vệ sinh;
3. Tăng cường các hình thức truyền thông để phòng, chống tiêu chảy tại các cơ sở khám, chữa bệnh;
4. Dự trù đủ số lượng thuốc cấp cứu, thuốc điều trị, dịch truyền và các trang thiết bị y tế cần thiết để sẵn sàng cấp cứu, điều trị bệnh tiêu chảy cấp;
5. Các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt việc tiếp đón, thu dung, chẩn đoán, phân loại, cách ly điều trị, cấp cứu kịp thời, chuyển các trường hợp tiêu chảy cấp đúng tuyến;
6. Chuẩn bị sẵn sàng các đội cấp cứu, chống dịch để cấp cứu, vận chuyển kịp thời các ca bệnh nặng khi có yêu cầu;
7. Tổ chức tập huấn lại cho bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật Viên tại khoa, phòng, đơn vị liên quan như khoa khám bệnh, khoa cấp cứu, khoa hồi sức tích cực, khoa nội, khoa nhi, khoa xét nghiệm, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, trạm y tế xã, y tế tư nhân … về các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tiêu chảy cấp do các nguyên nhân khác nhau đã được Bộ Y tế ban hành;
8. Báo cáo nhanh kết quả thu dung, điều trị và báo cáo thường kỳ theo đúng quy định và theo yêu cầu của Bộ Y tế.
Trên đây là ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc phòng, chống bệnh tiêu chảy cấp tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Yêu cầu Giám đốc các Sở Y tế, Thủ trưởng y tế Bộ, ngành và Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khẩn trương tổ chức triển khai, thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.