BỘ CÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 488/KTAT-ATĐ | Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2005 |
Kính gửi: Các Sở Công nghiệp
Để thực hiện quy định trong Luật Điện lực và Nghị định 105/2005/NĐ-CP của Chính phủ, thời gian vừa qua một số Sở Công nghiệp có văn bản hỏi về công tác đào tạo, huấn luyện và cấp thẻ an toàn cho thợ điện nông thôn. Cục Kỹ thuật an toàn công nghiệp (Cục KTAT) có ý kiến trả lời như sau:
1. Về giáo trình hướng dẫn, giảng dạy an toàn điện nông thôn:
- “Quy định an toàn điện nông thôn” ban hành kèm theo Quyết định số 41/2001/QĐ-BCN ngày 30/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
(Lưu ý: Hiện nay Bộ đang nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Quy định này, vậy thông báo để Sở Công nghiệp dự trù in ấn tài liệu vừa đủ, tránh lãng phí).
- Giáo trình “KTAT trong công tác quản lý, vận hành và sửa chữa điện” do Cục KTAT biên soạn hoặc tài liệu, giáo trình do Sở Công nghiệp tự sưu tầm, biên soạn nhưng cần có sự trao đổi, thống nhất nội dung với Cục KTAT.
- Tóm tắt nội dung chính Nghị định 106/2005/NĐ-CP ngày 18/7/2005 của Chính phủ về Bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
- Tài liệu tham khảo thêm: Quy phạm KTAT khai thác thiết trí điện các nhà máy điện và lưới điện của Bộ Điện lực ban hành (nay là Bộ Công nghiệp): Kỹ thuật an toàn điện (nhà xuất bản KH&KT-2002); Giáo trình đào tạo công nhân quản lý điện nông thôn (nhà xuất bản Công an nhân dân – 1998).
2. Chương trình giảng dạy bắt buộc để cấp Thẻ an toàn điện nông thôn:
- Đối với những người có bằng cấp hoặc chứng chỉ đào tạo công nhân điện trở lên, chương trình huấn luyện an toàn điện Khoảng 16-24 Tiết.
- Đối với những người chưa có bằng cấp về điện, chương trình đào tạo, huấn luyện an toàn điện cần kèm theo chương trình bồi dưỡng kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện. Chương trình đào tạo Khoảng 80-120 Tiết.
- Sau huấn luyện an toàn điện, học viên phải được kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu theo đánh giá của Hội đồng kiểm tra, sát hạch do Sở Công nghiệp chủ trì. Yêu cầu bắt buộc đối với học viên là phải tự vẽ được sơ đồ lưới điện do đơn vị mình phụ trách; phân tích được các nguyên nhân giả định gây sự cố hoặc tai nạn trên thiết bị điện hoặc lưới điện và đề xuất được biện pháp ngăn ngừa vi phạm tái diễn; biết các biện pháp làm việc an toàn khi tiếp xúc với thiết bị điện, lưới điện và biết cách cấp cứu người bị điện giật.
3. Bậc an toàn điện nông thôn: không yêu cầu xếp bậc AT cho thợ điện nông thôn.
4. Tiêu chuẩn giảng viên: Giảng viên là những người am hiểu sâu về KTAT điện, có bằng trung cấp điện trở lên hoặc công nhân điện đã qua thực tế QLVH thiết bị điện ở cơ sở Điện lực tỉnh, có bậc nghề 5/7 và bậc an toàn điện 4/5 trở lên.
5. Mẫu thẻ an toàn thợ điện nông thôn: Khổ 6x9, bìa cứng, ép plastic để bảo quản và sử dụng được lâu dài.
Mặt trước thẻ
|
Mặt sau thẻ
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
1. Thợ điện nông thôn phải được kiểm tra, sát hạch định kỳ về KTAT điện. Người được cấp thẻ chỉ được phép làm việc trên lưới điện thuộc phạm vi quản lý và phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn điện. 2. Thẻ được cấp một lần và phải thu hồi khi người được cấp thẻ: Thay đổi công tác khác; Vi phạm quy định về KTAT gây hậu quả nghiêm trọng: Không đạt yêu cầu sau các đợt sát hạch, định kỳ. 3. Phải xuất trình thẻ khi có yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc cán bộ thanh tra, kiểm tra KTAT của Sở Công nghiệp và Bộ Công nghiệp.
|
Vậy Cục KTAT thông báo để các Sở Công nghiệp biết và thực hiện.
Nơi nhận: | CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.