ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4854/UBND-CN | Mỹ Tho, ngày 01 tháng 9 năm 2008 |
Kính gửi: | - Các sở, ban, ngành tỉnh; |
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 546/TTg-KTN ngày 14/4/2008 về điều chỉnh giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng và hợp đồng xây dựng.
Căn cứ Thông tư 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng (sau đây gọi là Thông tư 09), Công văn số 1551/BXD-KTXD ngày 01/8/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn thêm một số nội dung của Thông tư số 09/2008/TT-BXD (sau đây gọi là Công văn 1551).
Để giảm bớt khó khăn, bù đắp một phần chi phí cho các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh trong điều kiện giá cả vật liệu xây dựng biến động tăng đột biến ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu và đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình. Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang hướng dẫn cụ thể một số nội dung về việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng đối với dự án sử dụng vốn nhà nước thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý như sau:
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng.
a) Công văn này hướng dẫn việc điều chỉnh dự toán, giá gói thầu, tổng mức đầu tư và hợp đồng xây dựng của chủ đầu tư và nhà thầu đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước do giá vật liệu xây dựng biến động ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu.
b) Việc điều chỉnh giá vật liệu xây dựng được áp dụng đối với các gói thầu đã và đang triển khai thực hiện theo hình thức giá hợp đồng trọn gói; hình thức giá hợp đồng theo đơn giá cố định; hình thức giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh nhân công, ca máy, có tiến độ thi công phù hợp với hợp đồng đã được ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu, thành hình thức giá hợp đồng theo giá điều chỉnh do giá vật liệu xây dựng biến động ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu.
c) Việc điều chỉnh giá vật liệu xây dựng áp dụng đối với dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999, Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005, Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình do chủ đầu tư trình người quyết định đầu tư xem xét quyết định thực hiện theo Công văn này để điều chỉnh giá vật liệu xây dựng.
d) Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi tắt là Nghị định 99) mà gói thầu của dự án đó được mở thầu trước ngày Thông tư 09 có hiệu lực thì việc điều chỉnh chi phí đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại Nghị định 99, các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 99, Thông tư 09, Công văn 1551, và nội dung Công văn này để điều chỉnh giá vật liệu xây dựng.
đ) Các gói thầu được mở thầu từ ngày Thông tư 09 có hiệu lực thì không thực hiện việc điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng theo Công văn này. Việc điều chỉnh giá được thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định 99 và Thông tư 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng và nội dung về điều chỉnh giá được ghi cụ thể trong hợp đồng.
2. Nguyên tắc điều chỉnh.
a) Điều chỉnh giá vật liệu xây dựng được tính cho khối lượng thi công xây lắp từ năm 2007 chịu ảnh hưởng của biến động giá vật liệu xây dựng làm tăng (giảm) chi phí xây dựng công trình ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu (sau đây gọi là khối lượng xây lắp bị ảnh hưởng).
Khối lượng xây lắp bị ảnh hưởng tăng (giảm) giá là khối lượng thi công hoàn thành thực tế từng tháng (có biến động giá) và khối lượng còn lại chưa thực hiện của hợp đồng do chủ đầu tư và nhà thầu xác định.
b) Điều chỉnh giá vật liệu xây dựng được tính theo phương pháp bù trừ chi phí vật liệu trực tiếp, căn cứ vào khối lượng vật liệu có biến động giá và chênh lệch đơn giá vật liệu.
c) Giá trị chênh lệch giá vật liệu là chênh lệch giữa giá vật liệu theo thông báo hoặc công bố của Liên sở Tài chính – Xây dựng (sau đây gọi là giá vật liệu theo thông báo) tại thời điểm điều chỉnh so với giá vật liệu theo thông báo tại thời điểm mở thầu đối với hợp đồng được ký kết từ năm 2007, hoặc so với giá vật liệu theo thông báo tại thời điểm tháng 12/2006 đối với hợp đồng được ký kết trước năm 2007.
d) Đối với những loại vật liệu xây dựng không có trong thông báo giá của Liên Sở Tài chính - Xây dựng hoặc giá thông báo không phù hợp với thực tế thì giá trị chênh lệch giá vật liệu là chênh lệch giữa giá vật liệu theo hoá đơn, chứng từ hợp lệ tại thời điểm điều chỉnh so với giá vật liệu trong hồ sơ dự thầu.
Chủ đầu tư và nhà thầu căn cứ chứng từ, hóa đơn hợp lệ để xác định giá vật liệu xây dựng phù hợp với mặt bằng giá thị trường nơi xây dựng công trình và chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác.
đ) Chứng từ, hoá đơn hợp lệ là chứng từ, hoá đơn theo qui định của Bộ Tài chính. Nhà thầu chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hoá đơn, chủ đầu tư kiểm tra, áp dụng. Trường hợp không xác định được giá vật liệu trên cơ sở hoá đơn do nhà thầu cung cấp (nhiều mức giá, mua từ trước, tại nhiều thời điểm) thì chủ đầu tư xem xét, quyết định áp dụng mức giá phù hợp với giá thị trường nơi xây dựng công trình tại thời điểm tính chênh lệch giá. Trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực thì có thể thuê tư vấn thẩm tra để xem xét, quyết định.
e) Việc điều chỉnh dự toán, giá gói thầu, tổng mức đầu tư, hợp đồng xây dựng của chủ đầu tư và nhà thầu cần phối hợp chặt chẽ với các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đảm bảo tăng trưởng bền vững.
g) Khối lượng xây lắp bị ảnh hưởng tăng (giảm) giá, mức điều chỉnh giá do chủ đầu tư và nhà thầu xác định trên nguyên tắc cùng chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm.
h) Các loại vật liệu xây dựng được điều chỉnh (tăng, giảm) giá bao gồm: xăng, dầu, sắt thép các loại (bao gồm cả cáp thép, ống thép các loại), nhựa đường, xi măng, cát, đá, sỏi, gạch các loại, dây điện, cáp điện các loại, gỗ các loại (bao gồm cả cốp pha gỗ, cửa gỗ các loại), kính các loại. Trường hợp cần điều chỉnh các loại vật liệu xây dựng khác do biến động giá thì chủ đầu tư xác định và báo cáo người quyết định đầu tư (Chủ đầu tư lập tờ trình nêu rõ mức biến động giá của từng mặt hàng, tỷ trọng chi phí vật liệu chiếm trong tổng chi phí vật liệu). Riêng các cấu kiện dạng bán thành phẩm được tạo bởi các loại vật liệu xây dựng được điều chỉnh thì cũng được điều chỉnh theo qui định.
Đối với nhiên liệu (xăng, dầu...): Khi thực hiện bù trừ chi phí nhiên liệu, chủ đầu tư và nhà thầu xác định khối lượng hoặc tỷ trọng nhiên liệu trên cơ sở giá ca máy trong hợp đồng, định mức hao phí nhiên liệu tại các Thông tư của Bộ Xây dựng Hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình (Thông tư số 06/2005/TT-BXD ngày 15/4/2005, Thông tư số 03/2006/TT-BXD ngày 22/5/2006, Thông tư số 07/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007...). Trường hợp đối với các máy và thiết bị chưa qui định thì vận dụng mức tiêu hao nhiên liệu của các máy có chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tương tự.
i) Điều chỉnh hình thức giá hợp đồng trọn gói, giá hợp đồng theo đơn giá cố định, giá hợp đồng theo đơn giá nhân công, ca máy sang hình thức giá hợp đồng theo giá điều chỉnh, cần xác định rõ các nội dung điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh và chỉ được tính từ thời điểm có biến động giá do chủ đầu tư và nhà thầu xác định phù hợp với tiến độ công trình theo hợp đồng đã được ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Trường hợp tiến độ công trình không đáp ứng so với hợp đồng đã ký, vì lý do khách quan không phải do lỗi của nhà thầu, được người quyết định đầu tư cho phép gia hạn hợp đồng, thì những khối lượng thực hiện từ năm 2007 được điều chỉnh theo hướng dẫn tại Công văn này.
k) Về tạm ứng vốn cho nhà thầu để mua nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng. Nếu việc tạm ứng vốn khi ký kết hợp đồng thực hiện theo qui định thì được điều chỉnh giá khi có biến động giá vật liệu xây dựng.
Trường hợp khi tạm ứng hai bên xác định số tiền tạm ứng để mua nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng hoặc tạm ứng đặc cách để mua nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng trước khi có biến động giá thì không điều chỉnh giá cho khối lượng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng đã mua tương ứng với số tiền đã tạm ứng.
3. Phương pháp điều chỉnh giá vật liệu xây dựng, dự toán chi phí xây dựng bổ sung.
a) Điều chỉnh giá vật liệu xây dựng được xác định cho từng hợp đồng thi công xây dựng công trình, từng gói thầu và cho cả dự án. Phần chi phí bổ sung do điều chỉnh giá vật liệu xây dựng được xác định bằng dự toán chi phí xây dựng bổ sung và là căn cứ để điều chỉnh giá hợp đồng, giá gói thầu, điều chỉnh dự toán công trình và điều chỉnh tổng mức đầu tư.
b) Dự toán chi phí xây dựng bổ sung được xác định bằng cách tính bù trừ chi phí vật liệu trực tiếp, tỷ lệ giảm giá được tính theo tỷ lệ giảm giá vật liệu, giảm các chi phí tỷ lệ trong hồ sơ dự thầu được phê duyệt trúng thầu. Dự toán chi phí xây dựng bổ sung được xác định theo hướng dẫn tại phụ lục được ban hành kèm theo Công văn này.
c) Dự toán chi phí xây dựng bổ sung lập một lần trên cơ sở khối lượng có biến động giá đã thực hiện và khối lượng còn lại chưa thực hiện của hợp đồng, để xem xét sau khi điều chỉnh có vượt tổng mức đầu tư hay không để người có thẩm quyền quyết định việc điều chỉnh (theo mục 5 của Công văn này). Trường hợp sau khi điều chỉnh tiếp tục có biến động giá vật liệu xây dựng làm vượt dự toán đã bổ sung thì vẫn được thực hiện điều chỉnh tiếp.
d) Chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh dự toán, giá gói thầu, tổng mức đầu tư trên cơ sở dự toán chi phí xây dựng bổ sung.
4. Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình sau khi đã lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung.
a) Đối với các gói thầu đã đấu thầu, chỉ định thầu và tự thực hiện dự án đã có kết quả lựa chọn nhà thầu nhưng chưa ký hợp đồng xây dựng hoặc hợp đồng đang thực hiện (theo giá hợp đồng trọn gói, giá hợp đồng theo đơn giá cố định, giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh nhân công, ca máy) thì chủ đầu tư xác định dự toán chi phí xây dựng bổ sung theo hướng dẫn tại mục 3 nêu trên để làm căn cứ điều chỉnh dự toán xây dựng công trình.
b) Đối với các gói thầu, hạng mục công trình, công trình chưa lựa chọn nhà thầu thì chủ đầu tư tiến hành điều chỉnh dự toán theo các quy định hiện hành.
c) Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh được xác định bằng cách cộng dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt với các dự toán chi phí xây dựng bổ sung.
5. Điều chỉnh giá gói thầu sau khi đã lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung.
Chủ đầu tư điều chỉnh giá gói thầu bằng cách cộng giá trúng thầu đã được phê duyệt với dự toán chi phí xây dựng bổ sung được xác định tại mục 3 nêu trên (gọi là giá gói thầu điều chỉnh).
Trường hợp giá gói thầu điều chỉnh không vượt giá gói thầu đã được phê duyệt thì chủ đầu tư quyết định phê duyệt.
Trường hợp giá gói thầu điều chỉnh vượt giá gói thầu đã được phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư quyết định phê duyệt và gửi kết quả để báo cáo người quyết định đầu tư.
Trường hợp giá gói thầu điều chỉnh làm vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư căn cứ dự toán xây dựng công trình điều chỉnh, hoặc giá gói thầu điều chỉnh báo cáo người quyết định đầu tư xem xét quyết định phê duyệt lại tổng mức đầu tư.
6. Điều chỉnh hợp đồng sau khi đã lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung.
a) Đối với những hợp đồng đã ký kết, thì căn cứ vào dự toán chi phí xây dựng bổ sung và nội dung hợp đồng, chủ đầu tư và nhà thầu ký bổ sung giá hợp đồng làm cơ sở thanh toán hợp đồng.
b) Đối với những gói thầu đã có kết quả lựa chọn nhà thầu nhưng chưa ký hợp đồng, chủ đầu tư căn cứ vào dự toán chi phí xây dựng bổ sung, kết quả trúng thầu và nội dung hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu để đàm phán và ký kết hợp đồng.
c) Đối với trường hợp điều chỉnh hình thức giá hợp đồng từ hình thức giá hợp đồng trọn gói, giá hợp đồng theo đơn giá cố định, giá hợp đồng theo đơn giá nhân công, ca máy sang hình thức giá hợp đồng theo giá điều chỉnh thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư về nội dung điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh cho phép trước khi thực hiện. Nội dung, hình thức giá hợp đồng theo giá điều chỉnh thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
7. Tổ chức thực hiện.
a) Chủ đầu tư xem xét quyết định việc điều chỉnh dự toán, giá gói thầu, hợp đồng xây dựng đảm bảo dự án có hiệu quả, cụ thể như sau:
- Căn cứ Thông tư 09, Công văn 1551 và nội dung hướng dẫn tại văn bản này, chủ đầu tư và nhà thầu có công trình chịu ảnh hưởng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng khẩn trương tổng hợp khối lượng, lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung do điều chỉnh giá vật liệu xây dựng trong tháng 9/2008.
- Để đảm bảo vốn, giúp đẩy nhanh tiến độ dự án, đồng thời giảm thiệt hại cho nhà thầu thì chủ đầu tư được phép tạm duyệt dự toán bổ sung để làm cơ sở tạm ứng, tạm thanh toán cho nhà thầu trong khi chờ làm các thủ tục điều chỉnh. Trường hợp sau khi tạm duyệt dự toán bổ sung mà không vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư cho tạm ứng, tạm thanh toán trên cơ sở dự toán bổ sung tạm duyệt; trường hợp vượt tổng mức đầu tư thì phải xin phép người quyết định đầu tư trước khi tạm ứng, tạm thanh toán.
Chủ đầu tư tạm ứng, tạm thanh toán cho nhà thầu tiền bù chênh lệch giá theo quy định tại Công văn số 5422/BTC-ĐT ngày 12/5/2008 của Bộ Tài chính về việc tạm ứng, thanh toán tiền bù chênh lệch giá vật liệu xây dựng.
- Chủ đầu tư thực hiện các nội dung ở mục 4, 5 nêu trên, xác định nội dung điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh hợp đồng trình người quyết định đầu tư. Sau khi người quyết định đầu tư có ý kiến quyết định, chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt lại giá gói thầu điều chỉnh theo quy định tại mục 5 nêu trên.
Trường hợp giá gói thầu do người quyết định đầu tư phê duyệt thì chủ đầu tư trình người quyết định đầu tư phê duyệt lại. Sau đó chủ đầu tư tiến hành điều chỉnh hợp đồng để thực hiện các bước tiếp theo.
b) Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, việc tính toán điều chỉnh dự toán, giá gói thầu, hợp đồng do chủ đầu tư thực hiện và chịu trách nhiệm.
c) Trường hợp sau khi điều chỉnh giá vật liệu xây dựng làm thay đổi nhóm của dự án, chủ đầu tư tiếp tục thực hiện dự án như quy định đối với dự án trước khi điều chỉnh (không phải làm lại các thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án).
d) Đối với các gói thầu của các dự án sử dụng vốn ODA (trừ vốn đối ứng), việc điều chỉnh giá thực hiện theo quy định trong hợp đồng. Trường hợp cần thiết, người quyết định đầu tư xem xét quyết định sau khi thỏa thuận với nhà tài trợ để bổ sung vốn do biến động giá.
đ) Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo chế độ tiền lương mới thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2006/TT-BXD ngày 10/11/2006, Công văn số 459/UBND-CN ngày 25/01/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc hướng dẫn quản lý chi phí xây dựng công trình. Khối lượng thực hiện từ 01/01/2008, chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng có thể thương thảo bổ sung hợp đồng để bảo đảm quyền lợi cho người lao động theo hệ số điều chỉnh Knc và Km thay thế cho mục 8 khoản đ của Công văn 459/UBND-CN ngày 25/01/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh, cụ thể như sau:
- Hệ số nhân công Knc = 1,448, hệ số ca máy Km = 1,029 (tương ứng với mức lương tối thiểu là 540.000 đồng/tháng) nếu công trình lập theo Đơn giá 49/2006/QĐ-UBND ngày 21/9/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Công bố số 381/UBND-CN ngày 20/01/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh).
- Hệ số nhân công Knc = 4,86, hệ số ca máy Km = 1,57 (tương ứng với mức lương tối thiểu là 540.000 đồng/tháng) nếu công trình lập theo Đơn giá 27/1999/QĐ-UB ngày 09/11/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trường hợp dự toán lập theo đơn giá các chuyên ngành khác (điện, thông tin liên lạc,…) thì các hệ số điều chỉnh Knc và Km thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thẩm quyền theo chuyên ngành (tương ứng với mức lương tối thiểu là 540.000 đồng/tháng).
e) Đối với các hợp đồng xây dựng đã được thanh toán xong trong năm 2007 (đã thanh toán hết giá hợp đồng bao gồm cả giá trị của hợp đồng đã được ký kết và phần bổ sung nếu có trong năm 2007), trừ các khoản bảo hành theo quy định thì không được điều chỉnh giá vật liệu xây dựng.
g) Chủ đầu tư trình người quyết định đầu tư hồ sơ để điều chỉnh giá gồm:
- Tờ trình của chủ đầu tư;
- Dự toán chi phí xây dựng bổ sung do điều chỉnh giá vật liệu xây dựng;
- Bảng tổng hợp khối lượng từng tháng;
- Hợp đồng kinh tế đã ký, kèm theo bảng tiến độ thi công theo hợp đồng, văn bản cho phép điều chỉnh tiến độ hợp đồng, giải trình tiến độ (nếu có).
h) Trong khi chờ thực hiện các thủ tục cần thiết để điều chỉnh giá hợp đồng, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các chủ đầu tư và nhà thầu tiếp tục triển khai thi công các công trình, không để chậm tiến độ thi công làm ảnh hưởng đến tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh. Các chủ đầu tư và các nhà thầu thực hiện nghiêm túc việc điều chỉnh giá vật liệu xây dựng, điều chỉnh dự toán, giá gói thầu, tổng mức đầu tư, hợp đồng theo hướng dẫn tại Công văn này.
i) Đối với các dự án sử dụng các nguồn vốn ngoài nguồn vốn nhà nước, chủ đầu tư có thể tham khảo vận dụng các nội dung hướng dẫn tại Công văn này.
Công văn này thay thế Công văn số 3015/UBND-CN ngày 04/6/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc hướng dẫn điều chỉnh giá, hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Công văn số: 4854/UBND-CN ngày 01/9/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
1. Bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng bổ sung.
STT | Khoản mục chi phí | Cách tính | Ký hiệu |
I | Chi phí trực tiếp |
|
|
1 | Chi phí vật liệu | n S Qi x CLi i =1 | VL |
2 | Chi phí trực tiếp khác | VL x tỷ lệ | TT |
| Chi phí trực tiếp | VL+TT | T |
II | Chi phí chung | T x tỷ lệ | C |
III | Thu nhập chịu thuế tính trước | (T+C) x tỷ lệ | TL |
| Chi phí xây dựng trước thuế | (T+C+TL) | GBS |
IV | Thuế giá trị gia tăng | GBS x TGTGT-XD | GTGT |
| Chi phí xây dựng sau thuế | GBS + GTGT |
|
2. Công thức điều chỉnh chi phí vật liệu tính theo bù trừ chi phí vật liệu trực tiếp.
VL =
Trong đó:
Qi là khối lượng của loại vật liệu thứ i trong khối lượng xây lắp bị ảnh hưởng biến động giá và được xác định theo thực tế thi công hàng tháng.
CLi là giá trị chênh lệch giá của loại vật liệu thứ i tại thời điểm điều chỉnh so với giá của vật liệu đó tại thời điểm mở thầu đối với hợp đồng được ký từ năm 2007 hoặc tại thời điểm tháng 12/2006 đối với hợp đồng được kỳ trước năm 2007.
Giá vật liệu xây dựng tại thời điểm điều chỉnh, tại thời điểm mở thầu, thời điểm tháng 12/2006 được xác định theo giá vật liệu xây dựng do Liên Sở Tài chính – Xây dựng thông báo hoặc công bố hàng tháng.
Trường hợp giá vật liệu xây dựng do Liên sở Tài chính – Xây dựng thông báo hoặc công bố không phù hợp với thực tế nơi xây dựng công trình hoặc không có trong thông báo hoặc công bố thì chủ đầu tư và nhà thầu căn cứ chứng từ, hóa đơn hợp lệ để xác định giá vật liệu xây dựng và chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác.
Khi đó giá trị chênh lệch CLi là giá trị chênh lệch giữa giá vật liệu theo hoá đơn, chứng từ hợp lệ tại thời điểm điều chỉnh so với giá vật liệu trong hồ sơ dự thầu.
3. Các chi phí khác.
Trường hợp định mức chi phí chung tính trên chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp thì được xác định như sau:
C = NC x tỷ lệ trực tiếp phí khác x K
NC là chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp của khối lượng xây lắp có điều chỉnh giá vật liệu.
K là mức chi phí chung tính trên chi phí nhân công đối với công tác xây lắp tính chi phí chung trên chi phí nhân công.
Mức tỷ lệ chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước là mức của hợp đồng, gói thầu, dự toán.
Thuế giá trị gia tăng tính theo qui định của Nhà nước.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.