BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4837/BYT-BH | Hà Nội, ngày 07 tháng 07 năm 2015 |
Kính gửi: | - Bảo hiểm xã hội Việt Nam; |
Bộ Y tế nhận được Công văn số 874/BHXH-DVT ngày 18/3/2015 và Công văn số 894/BHXH-DVT ngày 20/3/2015 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông báo tạm thời dừng thanh toán 23 thuốc có hàm lượng không thông dụng, trúng thầu giá cao sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KCB) theo chế độ bảo hiểm y tế.
Căn cứ kết quả cuộc họp giữa Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, một số Sở Y tế, cơ sở KCB và Hiệp hội doanh nghiệp Dược Việt Nam ngày 07/4/2015; cuộc họp giữa Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày 21/5/2015, Bộ Y tế thống nhất gọi các thuốc như trên là thuốc có hàm lượng, dạng bào chế, dạng phối hợp ít có cạnh tranh trong đấu thầu và có chi phí cao, đồng thời có ý kiến như sau:
Đối với 23 thuốc mà Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông báo tạm thời dừng thanh toán: 23 thuốc này đã được cấp phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam, được Thủ trưởng của cơ sở KCB lựa chọn trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng thuốc và điều trị. Quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc đã có sự tham gia của cơ quan Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, các thuốc này có giá trúng thầu cao do ít có cạnh tranh trong đấu thầu, vì vậy, việc rà soát lại tính hợp lý về giá trúng thầu của các thuốc này so với giá trúng thầu các thuốc khác có cùng hoạt chất trước khi thanh toán là cần thiết. Để bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế và bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả, Bộ Y tế đề nghị:
1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
- Thanh toán chi phí sử dụng của 23 mặt hàng thuốc nêu trên theo nguyên tắc sau:
+ Về giá: Thanh toán theo giá mua vào của cơ sở KCB, không vượt giá thuốc trúng thầu đúng quy định trên cơ sở hợp đồng đã ký với nhà thầu hoặc hợp đồng điều chỉnh đối với trường hợp nhà thầu có văn bản đề nghị giảm giá. Phối hợp với Sở Y tế và nhà thầu thống nhất mức giá thanh toán đối với các thuốc đã được nhà thầu đề nghị giảm giá.
+ Về số lượng: Thanh toán theo số lượng thực tế sử dụng cho đến hết thời hạn hiệu lực của hợp đồng nhưng không vượt quá số thuốc trúng thầu đã ký hợp đồng.
- Tăng cường trách nhiệm trong quá trình tham gia lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của địa phương, giám sát danh mục thuốc, giá thuốc trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu; kịp thời phát hiện và có ý kiến ngay từ khi đơn vị lập kế hoạch mua sắm các thuốc có hàm lượng, dạng bào chế, dạng phối hợp ít có cạnh tranh trong đấu thầu và có chi phí cao nếu đã có các thuốc cùng hoạt chất với hàm lượng, dạng bào chế, dạng phối hợp bảo đảm cạnh tranh trên thị trường.
- Trong quá trình triển khai thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, đối với các thuốc có hàm lượng, dạng bào chế, dạng phối hợp ít có cạnh tranh trong đấu thầu và có chi phí cao, đề nghị tổng hợp, cung cấp cho Bộ Y tế các thuốc này để rà soát, công bố giá kê khai, kê khai lại.
2. Các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Y tế các Bộ, ngành:
- Không đưa vào kế hoạch mua sắm các thuốc có hàm lượng, dạng bào chế, dạng phối hợp ít có cạnh tranh trong đấu thầu và có chi phí cao (trong đó có 23 thuốc nêu trên) nếu đã có các thuốc cùng hoạt chất với hàm lượng, dạng bào chế, dạng phối hợp bảo đảm cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời có kế hoạch sử dụng các thuốc khác cùng hoạt chất để đáp ứng nhu cầu điều trị của đơn vị.
- Trường hợp đặc biệt cần sử dụng các thuốc có hàm lượng, dạng bào chế, dạng phối hợp ít có cạnh tranh trong đấu thầu và có chi phí cao, đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu báo cáo Bộ Y tế bằng văn bản về lý do sử dụng các thuốc trên kèm theo biên bản họp, thống nhất của Hội đồng thuốc và điều trị của các cơ sở KCR có nhu cầu. Sau khi được sự đồng ý của Bộ Y tế, đơn vị mới được đưa vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Vụ Bảo hiểm y tế:
Là đầu mối phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Quản lý dược, Cục Quản lý khám chữa bệnh và các chuyên gia tổ chức rà soát, xem xét sự cần thiết phải đưa các thuốc có hàm lượng, dạng bào chế, dạng phối hợp ít có cạnh tranh trong đấu thầu và có chi phí cao (trong đó có 23 thuốc nêu trên) vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu của các đơn vị.
4. Cục Quản lý dược:
- Rà soát giá kê khai của 23 thuốc nêu trên và tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế các trường hợp không tiến hành xem xét điều chỉnh lại giá đã kê khai sau khi Cục Quản lý dược đã có ý kiến bằng văn bản.
- Là đầu mối phối hợp với Ban Dược và Vật tư y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam nghiên cứu, xây dựng chương trình kiểm soát chi phí thuốc.
5. Vụ Kế hoạch - Tài chính:
Là đầu mối kiểm tra, giám sát công tác thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của các đơn vị; đề xuất giải pháp nâng cao năng lực thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu của các đơn vị này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.