BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/TCT-PC | Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2015 |
Kính gửi: Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng cục Thuế nhận được Công văn số 10880/CT-PC ngày 09/12/2014 của Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh về việc xin ý kiến trong giải quyết yêu cầu bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Về việc xác định yêu cầu bồi thường của Công ty Maseco có thuộc trường hợp Cục thuế phải thụ lý giải quyết hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 4, khoản 1 Điều 6, khoản 1 Điều 8, khoản 4 Điều 12, khoản 1 và khoản 6 Điều 13 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 Điều 1, Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 27/02/2013 của Bộ Tư Pháp, Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 26/11/2010 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính thì: trường hợp Công ty Cổ phần Dịch vụ Phú Nhuận (gọi tắt là Công ty Maseco) có Đơn yêu cầu Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước sau khi có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật, cụ thể là đã có bản án, quyết định của Tòa án về việc giải quyết vụ án hành chính đã có hiệu lực pháp luật và hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 13 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Cụ thể, theo báo cáo của Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án phúc thẩm số 82/2014/HC-PT ngày 16/6/2014 của Tòa án nhân dân TP HCM tuyên hủy một phần Quyết định số 1012/QĐ-CT-KT4 của Cục Thuế TP HCM về nội dung truy thu thuế TNDN: 5.264.885.443 đồng, phạt tiền 10%: 532.138.856 đồng và phạt nộp chậm: 4.157.332.518 đồng đối với Công ty Maseco đã có hiệu lực pháp luật.
Do đó, căn cứ các quy định tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh (cơ quan có trách nhiệm bồi thường) có nhiệm vụ tiếp nhận, thụ lý đơn yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại và giải quyết yêu cầu bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.
2. Về trình tự thủ tục giải quyết, nguồn kinh phí bồi thường, trách nhiệm pháp lý của công chức thi hành công vụ được thực hiện như thế nào?
Tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có hướng dẫn cụ thể về các nội dung này. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước gồm: Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Thông tư số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 26/11/2010 của Bộ Tư Pháp, Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính; Thông tư số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 27/02/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 26/11/2010 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính và Thông tư số 71/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 09/5/2012 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Do đó, yêu cầu Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh căn cứ các quy định tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành nêu trên để giải quyết yêu cầu bồi thường của người nộp thuế theo đúng quy định.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế biết và thực hiện./.
| TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.