BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 475/BTĐKT-VI | Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2012 |
Kính gửi: | - Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, |
Trong thời gian qua, nhiều Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác khen thưởng. Tuy nhiên, qua kiểm tra, thanh tra công tác thi đua, khen thưởng năm 2011 của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương và Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương cho thấy công tác khen thưởng thuộc thẩm quyền và việc đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước của một số Bộ, ngành, địa phương còn có trường hợp chưa bám sát tiêu chuẩn quy định; khi xét khen thưởng chủ yếu căn cứ về điều kiện thời gian và cộng dồn thành tích để đề nghị khen ở mức cao hơn so sới mức khen thưởng lần trước; việc bình xét danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở còn nhiều (có đơn vị trên 20%); vì vậy, một số tập thể, cá nhân được khen thưởng nhưng chưa thực sự tiêu biểu và nêu gương trong cơ quan, đơn vị và quần chúng nhân dân…
Quán triệt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp lần thứ 45 của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương (Thông báo số 53/TB-VPCP ngày 20/02/2012 của Văn phòng Chính phủ). Để đảm bảo khen thưởng được chặt chẽ, chính xác, kịp thời, Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương đề nghị các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo thực hiện những nội dung sau:
1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Tập thể Lao động xuất sắc”, “Bằng khen cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương”, “Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương”, là cơ sở để đề nghị các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước. Vì vậy trong quá trình bình xét cần bám sát theo đúng tiêu chuẩn quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ và Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ.
2. Bộ, ngành, địa phương khi đề nghị các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước phải đảm bảo đúng đối tượng, tiêu chuẩn; thành tích đến đâu khen đến đó, khen thưởng lần sau không nhất thiết phải cao hơn lần trước, khi xét khen thưởng không chỉ căn cứ về điều kiện thời gian và mức khen lần trước mà cần lựa chọn những trường hợp tiêu biểu, xuất sắc nhất trong số những tập thể, cá nhân đủ điều kiện để đề nghị khen thưởng. Đối với các trường hợp do cấp ủy quản lý cần có ý kiến của cấp ủy trước khi trình cấp có thẩm quyền khen thưởng. Đối với các doanh nghiệp, doanh nhân khi đề nghị khen thưởng phải đảm bảo sản xuất kinh doanh phát triển, hiệu quả (về tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận) và thực hiện đúng quy định về nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và chấp hành chế độ, chính sách, pháp luật khác.
3. Đẩy mạnh các phong trào thi đua, thông qua phong trào thi đua, chủ động phát hiện những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, những gương người tốt, việc tốt để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng; những trường hợp là người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác đạt được thành tích đặc biệt xuất sắc có thể đề nghị tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương Lao động, Huân chương Chiến công. Quan tâm khen thưởng cá nhân có thành tích đột xuất trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, dũng cảm cứu người hoạn nạn, bảo vệ tài sản Nhà nước và nhân dân.
4. Về thẩm quyền ban hành các hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua hiện nay còn có những vấn đề bất cập, trong thời gian chưa sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua, Khen thưởng, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương không ban hành các hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua không đúng quy định. Khi ban hành các văn bản (thông tư, quy chế, hướng dẫn) của Bộ, ngành, địa phương về thi đua, khen thưởng phải đảm bảo đúng quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo cơ quan tuyên truyền xây dựng chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu cầu và phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực để nâng cao nhận thức của xã hội về thi đua, khen thưởng. Chủ động phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền, nêu gương các điển hình tiên tiến, nhân tố mới, gương “Người tốt, việc tốt” trong phong trào thi đua yêu nước nhằm biểu dương, tôn vinh kịp thời cá nhân, tập thể có thành tích tiêu biểu.
6. Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các Bộ, ngành, địa phương. Vụ (phòng, ban) Thi đua – Khen thưởng các Bộ, ngành; Ban Thi đua – Khen thưởng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tích cực tham mưu cho Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng.
Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương đề nghị các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt những nội dung nêu trên./.
Nơi nhận: | TRƯỞNG BAN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.