ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4740/UBND-LĐCSXH | Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2010 |
Kính gửi: | - Các Sở, ban, ngành Thành phố; |
Trong thời gian gần đây, nhiều vụ việc xâm hại trẻ em liên tục xảy ra được báo chí phản ánh gây bức xúc trong dư luận xã hội. Đặc biệt là các trường hợp trẻ em dưới 10 tuổi bị xâm hại thân thể, xâm hại tình dục đang có nguy cơ gia tăng, trong đó có các vụ việc do cha mẹ, người thân, thầy, cô giáo hay do chính các em có hành vi ngược đãi, bạo lực đối với trẻ em gây thương tích nghiêm trọng. Năm 2010 là năm có nhiều sự kiện quan trọng của đất nước và Thành phố, đặc biệt là kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Căn cứ vào công văn số 1615/LĐTBXH-BVCSTE của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc: “Tăng cường các giải pháp bảo vệ trẻ em”, UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban ngành, UBND các quận/huyện, đồng thời đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tăng cường chỉ đạo, phối hợp trong công tác Bảo vệ trẻ em nói chung, ngăn ngừa, can thiệp và trợ giúp kịp thời, hiệu quả các trường hợp trẻ em bị xâm hại nói riêng với một số nội dung sau:
1. Quan tâm, tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 21/4/2010 của UBND Thành phố về việc: “Tổ chức, triển khai và thực hiện Chỉ thị số 1408/CT-TTg ngày 01/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.
2. Tăng cường công tác truyền thông về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Thành phố về lĩnh vực Bảo vệ chăm sóc trẻ em. Chú trọng công tác tư vấn, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm và hành động của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các bậc phụ huynh, thầy cô giáo, người dân và chính các em trong việc thực hiện quyền trẻ em, phòng chống xâm hại, phát hiện, tố giác và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em.
3. Thực hiện tốt công tác quản lý địa bàn và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời, phối hợp giải quyết có hiệu quả các vụ việc xâm hại trẻ em xảy ra ở địa phương, cơ sở. Đặc biệt đối với các nhóm trẻ có nguy cơ cao như: Trẻ em trong các gia đình khó khăn, trẻ em lang thang kiếm sống, trẻ em làm việc tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ và trẻ em giúp việc gia đình … Đồng thời, thường xuyên cập nhật tình hình có liên quan đến trẻ em thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như các báo điện tử: Dantri; Vietnamnet; VnExpress.net; Pháp luật, Tuổi trẻ, Thanh niên…
4. Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, kịp thời chế độ thông tin báo cáo các trường hợp vi phạm Luật BVCS&GD trẻ em và các vụ việc xâm hại/lạm dụng trẻ em, cụ thể:
- Báo cáo bằng điện thoại ngay khi phát hiện sự việc.
- Báo cáo kết quả xác minh ban đầu và các hoạt động can thiệp hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại/lạm dụng chậm nhất là 5 ngày kể từ khi vụ việc được phát hiện.
- Báo cáo kết quả xử lý các hành vi xâm hại, ngược đãi, bạo lực trẻ em trên địa bàn.
Báo cáo gửi về Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.