BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4563/TCT-CS | Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2017 |
Kính gửi: Ông Nguyễn Hồng Khoái
(Đ/c: Công ty tư vấn và phát triển doanh nghiệp KN Hà Nội 36/55/124 đường Âu Cơ, cụm 5, Tứ Liên, Tây Hồ Hà Nội)
Tổng cục Thuế nhận được văn bản số 858/PC-VPCP ngày 17/8/2017, công văn số 8651/VPCP-KSTT ngày 16/08/2017 của Văn phòng Chính phủ về kiến nghị của Ông Nguyễn Hồng Khoái, về kiến nghị của Ông Nguyễn Hồng Khoái, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Về kiến nghị đối với Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính Phủ.
Tại Điều 21 Luật Kế toán số 03/2003/QH11 quy định:
Điều 21. Hóa đơn bán hàng
“1. Tổ chức, cá nhân khi bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ phải lập hóa đơn bán hàng giao cho khách hàng. Trường hợp bán lẻ hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ dưới mức tiền quy định mà người mua hàng không yêu cầu thì không phải lập hóa đơn bán hàng. Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp bán hàng và mức tiền bán hàng không phải lập hóa đơn bán hàng.
2. Tổ chức, cá nhân khi mua hàng hóa hoặc được cung cấp dịch vụ có quyền yêu cầu người bán hàng, người cung cấp dịch vụ lập, giao hóa đơn bán hàng cho mình.
5. Tổ chức, cá nhân khi bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ nếu không lập, không giao hóa đơn bán hàng hoặc lập hóa đơn bán hàng không đúng quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
Tại khoản 4, khoản 6 Điều 7, Khoản 4 Điều 16 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định:
- Điều 7
“Điều 7. Nghĩa vụ của người nộp thuế
…
4. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
6. Lập và giao hóa đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.”
-
- Điều 16:
“Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khác trong việc tham gia quản lý thuế
…
4. Yêu cầu người bán hàng, người cung cấp dịch vụ phải giao hóa đơn, chứng từ bán hàng hóa, dịch vụ đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ.”
Tại Điều 4 Luật thuế GTGT hợp nhất (theo văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH ngày 28/04/2016 do Văn phòng Quốc Hội ban hành) quy định:
“Điều 14. Hóa đơn, chứng từ
1. Việc mua bán hàng hóa, dịch vụ phải có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật và các quy định sau đây:
a) Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn phải được ghi đầy đủ, đúng nội dung quy định, bao gồm cả khoản phụ thu, phí thu thêm (nếu có). Trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng mà trên hóa đơn giá trị gia tăng không ghi khoản thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định bằng giá thanh toán ghi trên hóa đơn nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng sử dụng hóa đơn bán hàng.”
Căn cứ các quy định trên:
- Tổ chức, cá nhân khi bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ, phải lập hóa đơn bán hàng hóa giao cho khách hàng. Người bán lập và giao hóa đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Người nộp thuế có nghĩa vụ chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Tham khảo quốc tế thì hiện nay trên thế giới có trên 150 nước đang áp dụng thuế GTGT và đều có quy định việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải có hóa đơn, chứng từ. Việc kê khai thuế, khấu trừ thuế GTGT được căn cứ vào hóa đơn.
Như vậy, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính Phủ quy định về hóa đơn, chứng từ khi bán hàng hóa dịch vụ là đúng quy định của Luật Kế toán, Luật Quản lý thuế, Luật thuế GTGT và phù hợp với thực tiễn.
2. Về kiến nghị đối với phương pháp khoán thuế áp dụng đối với hộ kinh doanh
Tại Điều 38 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định
“Điều 38. Xác định mức thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế
1. Cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp theo phương pháp khoán thuế (sau đây gọi là mức thuế khoán) đối với các trường hợp sau đây:
a) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ;
b) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế.
2. Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu kê khai của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, ý kiến của hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn để xác định mức thuế khoán.
3. Mức thuế khoán được tính theo năm dương lịch và phải được công khai trong địa bàn xã, phường, thị trấn. Trường hợp có thay đổi ngành, nghề, quy mô kinh doanh, người nộp thuế phải khai báo với cơ quan thuế để điều chỉnh mức thuế khoán.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc xác định mức thuế khoán đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.”
Tại khoản 4 Điều 2 Luật thuế số 71/2014/QH13 (sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật về thuế) sửa đổi, bổ sung Điều 10 Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH11 như sau:
“Điều 10. Thuế đối với cá nhân kinh doanh
1. Cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
2. Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.”
Căn cứ quy định trên:
- Phương pháp khoán thuế áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh.
Theo thẩm quyền được Quốc Hội giao, Bộ Tài chính thực hiện hướng dẫn việc xác định mức thuế khoán đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
3. Về kiến nghị đối với Trường Nghiệp vụ thuế của Tổng cục Thuế
Theo Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính, theo đó Trường Nghiệp vụ thuế là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục thuế.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trường Nghiệp vụ thuế được căn cứ theo quy định tại Quyết định số 99/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến để Ông Nguyễn Hồng Khoái được biết./.
| TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.