BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4548/LĐTBXH-LĐTL | Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2011 |
Kính gửi: Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam
Trả lời công văn số 5833/CNT-TCNS ngày 15/11/2011 của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam về việc giải quyết chế độ đối với người lao động khi bán doanh nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thì Nghị định này chỉ điều chỉnh đối với những công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu được chuyển đổi từ công ty Nhà nước, công ty thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội theo quy định về chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhưng chưa giải quyết chính sách lao động dôi dư theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002, Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 10/8/2004, Nghị quyết số 07/2007/NQ-CP ngày 06/2/2007, Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ. Vì vậy, đối với Công ty thủy tinh Vinashin miền Trung (trước đây là doanh nghiệp Nhà nước thuộc thành phố Đà Nẵng) đã thực hiện việc sắp xếp lại doanh nghiệp và giải quyết chế độ lao động dôi dư theo quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ tại Nghị định số 91/2010/NĐ-CP nêu trên.
2. Khi tiến hành bán Công ty thủy tinh Vinashin miền Trung cho Công ty cổ phần Hoàng Khuyên (Bên mua) thì việc giải quyết chế độ đối với người lao động của Công ty thủy tinh Vinashin miền Trung được thực hiện theo quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động và Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động, cụ thể như sau:
a) Bên mua phải chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã ký giữa Công ty thủy tinh Vinashin miền Trung và người lao động chuyển sang cho bên mua.
b) Trường hợp, Bên mua không sử dụng hết số lao động hiện có của Công ty thủy tinh Vinashin miền Trung thì phải xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP nêu trên.
c) Đối với người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động do Bên mua không có nhu cầu sử dụng theo phương án nêu trên thì được giải quyết chế độ trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 17 Bộ luật Lao động. Nguồn kinh phí chi trả cho hai bên thỏa thuận.
d) Đối với số lao động đã chuyển giao cho Bên mua thì Bên mua có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động mà Công ty thủy tinh Vinashin miền Trung đã ký đối với người lao động, hoặc thỏa thuận với người lao động thay đổi nội dung hợp đồng theo quy định tại Điều 33 Bộ luật Lao động. Trường hợp, sau khi chuyển giao cho Bên mua mà người lao động thôi việc hoặc bị mất việc thì Bên mua có trách nhiệm giải quyết chế độ thôi việc hoặc mất việc làm theo quy định của pháp luật.
Để bảo đảm quyền lợi cho người lao động làm việc tại Công ty thủy tinh Vinashin miền Trung, đề nghị Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam căn cứ quy định trên và phương án sử dụng lao động cụ thể đã được thống nhất giữa Công ty thủy tinh Vinashin miền Trung và Công ty cổ phần Hoàng Khuyên để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.