BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/CV-ĐANN | Hà Nội, ngày 17 tháng 03 năm 2016 |
Kính gửi: | - Các sở giáo dục và đào tạo |
Căn cứ Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”;
Căn cứ Quyết định số 400/QĐ-BGDĐT ngày 03/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình công tác năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 xin gửi tới các Bộ, ngành, các địa phương, đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo những nhiệm vụ trọng tâm năm 2016 của Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” (Văn bản kèm theo).
Căn cứ các nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, các bộ, ngành, địa phương, đơn vị tham gia Đề án lập kế hoạch và dự toán thực hiện Đề án năm 2016 gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020) trước ngày 30/3/2016 để tổng hợp kế hoạch, phân bổ kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các địa phương, đơn vị.
Kế hoạch và dự toán thực hiện nhiệm vụ năm 2016 của Đề án tại địa phương, đơn vị (bản cứng và file điện tử) xin gửi về địa chỉ:
Số 18/30 Tạ Quảng Bửu, Phường Bách Khoa, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 04.36231614. Email: dean2020@moet.edu.vn./.
| TRƯỞNG BAN |
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2016 CỦA ĐỀ ÁN “DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN GIAI ĐOẠN 2008 - 2020”
(Kèm theo Công văn số 45/CV-ĐANN ngày 17/3/2016 của Ban Quản lý Đề án NNQG 2020)
1. Hoàn thiện chương trình, tài liệu, sách giáo khoa, hệ thống học liệu ngoại ngữ (trực tiếp và trực tuyến) đáp ứng mục tiêu đào tạo; tiếp tục triển khai chương trình ngoại ngữ mới của các cấp học và trình độ đào tạo
- Hoàn thiện và trình Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định, ban hành chương trình tiếng Anh mới 10 năm và mở rộng quy mô triển khai dạy học theo chương trình mới tại các cấp học phổ thông ở các địa phương trên toàn quốc.
- Xây dựng và trình Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định, ban hành chương trình dạy và học một số ngoại ngữ khác (ngoài tiếng Anh), chủ yếu là ngoại ngữ 2 trong trường phổ thông các cấp; khuyến khích các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng, áp dụng các tài liệu dạy học song ngữ (Tiếng Việt - Ngoại ngữ).
- Thực hiện theo các quy định về lựa chọn, sử dụng một số sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu dạy học ngoại ngữ của nước ngoài phù hợp với mục tiêu, yêu cầu dạy học ngoại ngữ ở các cấp học và trình độ đào tạo ở Việt Nam.
- Hoàn thiện, xây dựng bổ sung, thẩm định, ban hành chương trình và tài liệu dạy và học ngoại ngữ tăng cường, chuyên ngữ và song ngữ ở một số môn học của giáo dục phổ thông, một số môn học, ngành học của TCCN, CĐ, ĐH, theo Quyết định số 72/2014/QĐ-TTg ngày 17/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ, đáp ứng yêu cầu của từng vùng miền.
- Đổi mới chương trình đào tạo ngoại ngữ đối với giáo dục thường xuyên cho phù hợp nhu cầu đa dạng phong phú về hình thức, đối tượng, trình độ đào tạo, đáp ứng nhu cầu người học, có tác dụng tích cực, phát huy ưu thế của giáo dục chính quy.
- Đổi mới học liệu và chuyển giao công nghệ dạy học ngoại ngữ, sử dụng công nghệ mới trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.
2. Tiếp tục bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trong giai đoạn mới
- Hoàn thành công tác rà soát, đánh giá năng lực ngoại ngữ của giáo viên, giảng viên ngoại ngữ các cấp học và trình độ đào tạo. Trên cơ sở đó, xác định mục tiêu và lộ trình bồi dưỡng đạt chuẩn và nâng chuẩn năng lực ngoại ngữ phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, trường học và mục tiêu, tiến độ thực hiện Đề án.
- Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên, giáo viên ngoại ngữ các cấp học và trình độ đào tạo theo hướng ưu tiên trước đối với giáo viên, giảng viên cận chuẩn; khuyến khích, hỗ trợ giáo viên, giảng viên tự chủ trong bồi dưỡng đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm trên quy mô cả nước và triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ tăng cường đối với tất cả các cơ sở nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học.
- Đa dạng hóa nguồn lực, đặc biệt là đội ngũ giáo viên, giảng viên, tình nguyện viên nước ngoài tham gia vào quá trình dạy học ngoại ngữ và bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, giảng viên về giảng dạy, kiểm tra đánh giá năng lực ngoại ngữ trong nước.
- Hỗ trợ các trường ĐH sư phạm và CĐ sư phạm triển khai đào tạo giáo viên ngoại ngữ theo chương trình ngoại ngữ mới; chú trọng đào tạo giáo viên ngoại ngữ trình độ cao đẳng, đại học ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
- Bồi dưỡng cho giảng viên các trường CĐ, ĐH dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh (ưu tiên khối sư phạm, kỹ thuật, kinh tế).
- Bồi dưỡng giáo viên dạy Toán, các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh trong trường phổ thông.
3. Triển khai đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ của học sinh theo chuẩn đầu ra ngay trong quá trình và kết quả từng giai đoạn giáo dục, đào tạo đáp ứng Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam
- Hoàn thiện các định dạng đề thi theo từng bậc của Khung NLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam; tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện, phát triển ngân hàng đề thi quốc gia; khẩn trương đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ biên soạn câu hỏi thi, đội ngũ giám khảo phục vụ đổi mới thi, đánh giá năng lực ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Xây dựng tài liệu, tổ chức bồi dưỡng giáo viên phổ thông về kiểm tra, đánh giá để thực hiện đánh giá đầu ra cho học sinh cấp TH, THCS và thi tốt nghiệp THPT đối với học sinh đã học chương trình ngoại ngữ mới, đảm bảo đánh giá đầy đủ 4 kỹ năng nhằm đáp ứng yêu cầu đầu ra ngoại ngữ của từng cấp học.
- Triển khai thí điểm đánh giá năng lực ngoại ngữ của học sinh theo chuẩn đầu ra ngay trong quá trình và kết quả từng giai đoạn giáo dục, đào tạo đáp ứng Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Hoàn chỉnh các quy định về kiểm tra, đánh giá, cấp văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ; thành lập các cơ sở khảo thí ngoại ngữ có chất lượng.
4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thiết yếu; ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới học liệu dạy học ngoại ngữ
- Xây dựng chương trình, tài liệu và triển khai bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ về công tác sử dụng thiết bị dạy và học ngoại ngữ, bảo đảm tính thiết thực và hiệu quả; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học ngoại ngữ ở các nhà trường.
- Tiếp tục tăng cường đầu tư thiết bị dạy học tối thiểu cho khối phổ thông và GDTX, CĐ, ĐH, TCCN và dạy nghề.
- Hoàn thiện mô hình Trung tâm học liệu ngoại ngữ quốc gia; xây dựng và phát triển trung tâm học liệu ngoại ngữ phục vụ cho cộng đồng học tập ngoại ngữ.
- Xây dựng, khai thác, cập nhật học liệu phục vụ dạy và học ngoại ngữ ở các cấp học và trình độ đào tạo; tận dụng các nguồn học liệu về dạy và học ngoại ngữ như sách giáo khoa, tài liệu, phần mềm dạy và học đã được phát triển bởi các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước có uy tín.
- Xây dựng phương thức đào tạo ngoại ngữ từ xa.
5. Xây dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ việc dạy và học ngoại ngữ, tạo điều kiện xã hội hóa việc dạy-học ngoại ngữ, tạo động cơ học tập ngoại ngữ của thế hệ trẻ Việt Nam
- Tổng kết, nhân rộng đơn vị điển hình về đổi mới dạy và học ngoại ngữ ở các cấp học phổ thông phù hợp với điều kiện và nguồn lực của từng địa phương, trường học.
- Hoàn thiện và nhân rộng mô hình học tập tiếng Anh cộng đồng trong các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học; nhân rộng mô hình câu lạc bộ ngoại ngữ cộng đồng đã triển khai thí điểm tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh trong các cơ sở giáo dục thường xuyên.
- Đẩy mạnh công tác thông tin - truyền thông về chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp đồng thời phổ biến cách làm hay, nhân rộng điển hình, kinh nghiệm tốt của các đơn vị, cá nhân về đổi mới dạy học ngoại ngữ; nhân rộng các câu lạc bộ ngoại ngữ dành cho giáo viên, giảng viên ngoại ngữ.
- Phối hợp với các đài truyền thanh và truyền hình trong nước xây dựng và duy trì thường xuyên, mở rộng, nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình, phát thanh dành riêng cho việc dạy và học ngoại ngữ và các chương trình văn hóa, âm nhạc, nghệ thuật, thông tin tuyên truyền, quảng bá có sử dụng ngoại ngữ.
6. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong quá trình triển khai các nhiệm vụ của Đề án NNQG 2020 trong giai đoạn mới
- Tiếp tục tăng cường mở rộng, phát triển quan hệ hợp tác với các tổ chức giáo dục quốc tế, các cơ sở giáo dục nước ngoài, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ quốc tế trong lĩnh vực bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ.
- Tiếp tục áp dụng một số kinh nghiệm và mô hình dạy học ngoại ngữ tiên tiến của một số nước trên thế giới phù hợp với Việt Nam để triển khai hiệu quả, đảm bảo chất lượng chương trình tiếng Anh và các chương trình ngoại ngữ khác theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”.
7. Kiểm tra, giám sát công tác triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án NNQG 2020
- Xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát và tự kiểm tra, giám sát tại địa phương, đơn vị; thực hiện thuê khoán giám sát và đánh giá độc lập hiệu quả hoạt động triển khai nhằm kịp thời chấn chỉnh hạn chế, thiếu sót, kiến nghị các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Chú trọng kiểm tra, giám sát (mục tiêu, tiến độ, kết quả, kinh phí) thực hiện các nhiệm vụ của Đề án, trong đó chú ý kết quả về bồi dưỡng đội ngũ, triển khai chương trình tiếng Anh tăng cường cho học sinh, sinh viên, chương trình tiếng Anh 10 năm, xây dựng đơn vị điển hình về đổi mới dạy và học ngoại ngữ, đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ của người học.
- Mở rộng phần mềm báo cáo trực tuyến đến các đơn vị trực thuộc của các sở GDĐT, các bộ, cơ quan ngang bộ, các ĐH; Xây dựng hệ thống biểu mẫu báo cáo kèm theo và tổ chức tập huấn cho đội ngũ điều phối viên của các địa phương, đơn vị.
- Cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu về dạy học ngoại ngữ.
- Bồi dưỡng, nâng cao năng lực kiểm tra. giám sát và tự kiểm tra, giám sát, báo cáo cho đội ngũ điều phối viên của các địa phương, đơn vị.
- Xây dựng Thông tư liên tịch thay thế Thông tư liên tịch số 98/2012/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 18/6/2012 của Bộ Tài chính và bộ Giáo dục và Đào tạo để tạo điều kiện thực hiện mục tiêu của Đề án./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.