BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4475/TCT-CS | Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2010 |
Kính gửi: Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 4705/CT-TTrl-N4 ngày 26/07/2010, công văn số 5863/CT-TTrl-N4 ngày 11/9/2010 của Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị giải đáp vướng mắc trong xử lý việc thanh lý hệ thống CDMA Ericsson. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại Điều 3 Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy định:
“Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BCC) là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân."
Tại Điều 8 Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định: Cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý tài sản cố định:
"1. Mọi hoạt động cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý... tài sản cố định phải tuân theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
…
5. Hội đồng giao nhận, Hội đồng thanh lý, Hội đồng nhượng bán... tài sản cố định trong doanh nghiệp do doanh nghiệp quyết định thành lập gồm các thành viên bắt buộc là Giám đốc doanh nghiệp, Kế toán trưởng của doanh nghiệp, một chuyên gia kỹ thuật am hiểu về loại tài sản cố định (trong hay ngoài doanh nghiệp), đại diện bên giao tài sản (nếu có) và các thành viên khác do doanh nghiệp quyết định. Trong những trường hợp đặc biệt hoặc theo quy định của chế độ quản lý tài chính hiện hành, doanh nghiệp mời thêm đại diện cơ quan tài chính trực tiếp quản lý và cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật (nếu có) cùng tham gia các Hội đồng này."
Tại Điểm 4, Mục IV, Phần B, Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính quy định các khoản thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế bao gồm:
"4. Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản. Khoản thu nhập này được xác định bằng (=) doanh thu thu được do chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản chuyển nhượng, thanh lý trên sổ sách kế toán và các khoản chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lý tài
Căn cứ các quy định nêu trên và hồ sơ gửi kèm theo công văn hỏi của Cục Thuế thì không có cơ sở để kết luận việc thanh lý tài sản thuộc phần vốn góp của FCR Vietnam Pte.Lia phải được sự phê duyệt của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Cục Thuế cần kiểm tra cụ thể nội dung thoả thuận giữa hai bên ghi tại hợp đồng hợp tác kinh doanh và các phụ lục bổ sung hợp đồng (nếu có) về quyền sở hữu tài sản, thẩm quyền quyết định thay thế, thanh lý tài sản để xác đính tính hợp pháp của việc FCR Vietnam Pte.Ltd thanh lý tài sản. Đồng thời, cần kiểm tra việc thực hiện các thủ tục thanh lý như: thành lập và hoạt động của hội đồng thanh lý tài sản, hợp đồng kinh tế bán TSCĐ, lập hoá đơn bán TSCĐ,... Giá trị còn lại trên sổ sách kế toán của tài sản được thanh lý được coi là chi phí hợp lý được trừ để xác định thu nhập chịu thuế TNDN khi hoạt động thanh lý tài sản cố định tuân theo đúng các quy định của pháp luật tại thời điểm thanh lý.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh được biết và căn cứ vào điều kiện thực tế của Công ty FCR Viết Nam Pte.Ltd để thực hiện đúng quy định của pháp luật./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.