BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4457/TCT-CS | Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2014 |
Kính gửi: | - Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa |
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 313/F17 ngày 18/8/2014 của Công ty cổ phần nha trang Seafoods-F17 đề nghị hướng dẫn vướng mắc về thuế GTGT đối với sản phẩm thủy, hải sản. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:
“...Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác..
Tại Khoản 5 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu trên hướng dẫn về kê khai thuế GTGT như sau:
“5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 10 Thông tư này.
Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu”.
Tại Khoản 7 Điều 10 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu trên hướng dẫn về thuế suất thuế GTGT 5% như sau:
“7. Thực phẩm tươi sống ở khâu kinh doanh thương mại; lâm sản chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại, trừ gỗ, măng và các sản phẩm quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
Thực phẩm tươi sống gồm các loại thực phẩm chưa được làm chín hoặc chế biến thành sản phẩm khác, chỉ sơ chế dưới dạng làm sạch, bóc vỏ, cắt, đông lạnh, phơi khô mà qua sơ chế vẫn còn là thực phẩm tươi sống như thịt gia súc, gia cầm, tôm, cua, cá và các sản phẩm thủy sản, hải sản khác. Trường hợp thực phẩm đã qua tẩm ướp gia vị thì áp dụng thuế suất 10%”.
Căn cứ hướng dẫn trên, trường hợp Công ty cổ phần nha trang Seafoods-F17 nộp thuế theo phương pháp khấu trừ mua nguyên liệu thủy, hải sản là tôm, cá để sơ chế thông thường như: rửa sạch, lặt đầu, phân loại, lột vỏ, ngâm phụ gia để giữ ẩm, tăng trọng và ướp muối, cấp đông, mạ băng, bao gói; nếu sản phẩm thủy, hải sản nêu trên không được tẩm ướp gia vị bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại thì Công ty cổ phần nha trang Seafoods-F17 không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
Đối với phế phẩm, phụ phẩm của sản phẩm thủy sản, hải sản như đầu tôm; vỏ tôm; đầu cá; xương cá; nội tạng và phế phẩm thu được sau giết mổ khác của động vật; mỡ tươi;... ở khâu kinh doanh thương mại cũng thuộc trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo hướng dẫn tại công văn số 7062/BTC-TCT ngày 29/5/2014 của Bộ Tài chính.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa và Công ty cổ phần nha trang Seafoods-F17 được biết./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.