NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4379/NHNN-KTTC | Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2007 |
Kính gửi: Các tổ chức tín dụng
Thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước nhận được một số ý kiến của các tổ chức tín dụng (TCTD) về vướng mắc trong quá trình sử dụng tài khoản và hạch toán kế toán khi thực hiện dịch vụ lưu ký giấy tờ có giá (GTCG) cho khách hàng, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn hạch toán kế toán nghiệp vụ này như sau:
1. Tài khoản sử dụng
- TK 719 – Thu khác: TCTD sử dụng tài khoản này để hạch toán các khoản thu phí về dịch vụ lưu ký GTCG (mở tiểu khoản Thu phí dịch vụ lưu ký GTCG).
- TK 819 – Chi khác: TCTD sử dụng tài khoản để hạch toán các khoản chi phí về dịch vụ lưu ký GTCG (mở tiểu khoản chi phí dịch vụ lưu ký GTCG).
Khi nhận GTCG của khách hàng lưu ký, TCTD có thể thực hiện lưu ký trực tiếp tại TCTD hoặc lưu ký thông qua tài khoản của TCTD mở tại Trung tâm lưu ký chứng khoán (TTLKCK). Vì vậy, để theo dõi các hình thức lưu ký này, TCTD sử dụng các tài khoản sau:
- TK 983 – Chứng khoán lưu ký : Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị GTCG của TCTD và của người đầu tư ủy thác TCTD hiện đang lưu ký tại TTLKCK. Để đảm bảo theo dõi riêng biệt các giá trị này, TCTD mở các tiểu khoản để theo dõi như sau:
* TK 9830.x – GTCG thuộc sở hữu của TCTD
* TK 9830.y – GTCG lưu ký của khách hàng
- TK 999- Các chứng từ có giá trị khác đang bảo quản (mở riêng tài khoản để theo dõi nghiệp vụ lưu ký chứng khoán): Tài khoản này dùng để hạch toán các loại GTCG mà TCTD nhận lưu ký của khách hàng. TCTD mở các tài khoản chi tiết để theo dõi như sau:
* TK 9990.x - GTCG lưu ký của khách hàng đang lưu ký trực tiếp tại TCTD
* TK 9990.y - GTCG lưu ký của khách hàng đang lưu ký tại TTLKCK.
Về nguyên tắc, tài khoản 9830.y – GTCG lưu ký của khách và TK 9990.y – GTCG lưu ký của khách hàng đang lưu ký tại TTLKCK phải có số dư bằng nhau.
Tuỳ theo điều kiện thực tế, TCTD có thể mở các tài khoản cấp 4, cấp 5 và các tài khoản chi tiết thích hợp của các tài khoản này để theo dõi GTCG lưu ký chờ thanh toán, GTCG cầm cố, v.v…
2. Hạch toán nghiệp vụ lưu ký chứng khoán.
2.1. Nhận chứng khoán lưu ký
Khi TCTD nhận chứng khoán của khách hàng (khách hàng nộp vào, nhận chuyển nhượng, mua vào…), kế toán hạch toán:
- Đối với GTCG lưu ký trực tiếp tại TCTD, kế toán ghi:
Nợ TK 9990.x – GTCG lưu ký của khách hàng đang lưu ký trực tiếp tại TCTD
- Đối với GTCG nhận thông qua tài khoản của TCTD mở tại TTLKCK, hạch toán:
Nợ TK 9990.y – GTCG lưu ký của khách hàng đang lưu ký tại TTLKCK
Đồng thời hạch toán:
Nợ TK 9830.y - GTCG lưu ký của khách hàng
2.2. Xuất chứng khoán lưu ký
Theo yêu cầu của khách hàng về việc xuất GTCG (khách hàng rút GTCG, bán GTCG, cho tặng,...) căn cứ chứng từ thực tế, kế toán hạch toán:
- Đối với GTCG lưu ký trực tiếp tại TCTD:
Có TK 9990.x – GTCG lưu ký của khách hàng đang lưu ký trực tiếp tại TCTD
- Đối với GTCG lưu ký tại tài khoản lưu ký của TCTD mở tại TTLKCK:
Có TK 9990.y - GTCG lưu ký của khách hàng đang lưu ký tại TTLKCK
Đồng thời hạch toán:
Có TK 9830.y - GTCG lưu ký của khách hàng
2.3. Ghi nhận thu nhập/chi phí phát sinh trong dịch vụ lưu ký GTCG
- Khi thu phí lưu ký GTCG của khách hàng, kế toán hạch toán:
Nợ TK thích hợp (Tiền mặt, tiền gửi,...)
Có TK 719- Thu khác (TK chi tiết: thu phí dịch vụ lưu ký GTCG)
- Đối với các khoản chi phí phát sinh trong dịch vụ lưu ký giấy tờ có giá (phí lưu ký thanh toán cho TTLKCK, ...), TCTD ghi nhận:
Nợ TK 819 - Chi khác (TK chi tiết: chi phí dịch vụ lưu ký GTCG)
Có TK thích hợp (Tiền gửi, tiền mặt,...).
Trên đây là hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về hạch toán nghiệp vụ lưu ký chứng khoán tại TCTD. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Kế toán – Tài chính) để kịp thời xử lý./.
Nơi nhận: | TL. THỐNG ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.