ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4530/UBND-KGVX | Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2017 |
Kính gửi: | - Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội; |
Căn cứ Công văn số 2479/LĐTBXH-QHLĐTL ngày 19/6/2017 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc thực hiện phòng ngừa tranh chấp lao động và đình công trên địa bàn Thành phố. Để đảm bảo trật tự an ninh và ổn định tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn. UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội,
Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, UBND các quận huyện, thị xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về lao động, việc làm và bảo hiểm xã hội cho người lao động và người sử dụng lao động; đổi mới phương thức, nội dung để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động.
- Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật lao động, trong đó tập trung vào những địa bàn có nhiều doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, những nội dung dễ phát sinh tranh chấp lao động như tiền lương, làm thêm giờ, phúc lợi, ăn ca, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật lao động (khi xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thực hiện đúng Chỉ thị số 20/CT- TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp).
- Hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, UBND các quận huyện, thị xã trong công tác giải quyết các cuộc đình công trên địa bàn Thành phố; thường xuyên theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND Thành phố và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tình hình tranh chấp lao động, đình công trên địa bàn Thành phố.
- Phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan tiếp tục tăng cường công tác đối thoại với các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý (đặc biệt lưu ý khối doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và các doanh nghiệp có nguy cơ tiềm ẩn sẽ xảy ra tranh chấp, đình công.
2. Đề nghị Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội
- Chỉ đạo Liên đoàn Lao động các quận, huyện, thị xã, Công đoàn Ngành và Công đoàn cấp trên cơ sở thường xuyên chủ động nắm bắt tình hình đời sống, nguyện vọng của công nhân lao động để hỗ trợ thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật; đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn các cấp, thực hiện tốt vai trò đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, tổng hợp thông tin, nguyện vọng của người lao động báo cáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Phối hợp Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, UBND các quận huyện, thị xã trong công tác giải quyết các tranh chấp lao động và đình công.
3. Công an thành phố Hà Nội
- Chỉ đạo về mặt nghiệp vụ đối với Công an cấp huyện và các lực lượng chức năng giữ gìn an ninh trật tự tại doanh nghiệp và địa bàn nơi doanh nghiệp xảy ra đình công (nếu có).
- Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý kiên quyết các hành vi gây rối trật tự công cộng; chống người thi hành công vụ; kích động lôi kéo, đe dọa hoặc ép buộc người lao động tham gia đình công.
4. Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội
- Phối hợp Sở Xây dựng tập trung đẩy mạnh việc triển khai chương trình phát triển nhà ở cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp theo Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội.
- Phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, UBND các quận huyện, thị xã và các cơ quan liên quan triển khai các hoạt động đối thoại với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong khu công nghiệp; chủ động tìm hiểu nguyên nhân, hỗ trợ các bên thương lượng, tham gia giải quyết tranh chấp, đình công xảy ra tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
- Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của công nhân lao động trong khu công nghiệp, đề xuất xây dựng nhà trẻ, thư viện, nhà văn hóa cho công nhân lao động.
5. Liên minh các Hợp tác xã thành phố Hà Nội
Tăng cường phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan triển khai tốt công tác tuyên truyền pháp luật lao động, Luật Hợp tác xã, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp... nhằm nâng cao sự hiểu biết và tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, góp phần nâng cao kiến thức cho các thành viên, thúc đẩy sản xuất phát triển và ổn định xã hội trong khu vực hợp tác xã.
6. Sở Quy hoạch - Kiến trúc: Phối hợp Sở Tài Nguyên và Môi trường, Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện kiểm tra, rà soát quỹ đất tại các khu công nghiệp nhằm đẩy mạnh việc triển khai chương trình phát triển nhà ở và công trình phúc lợi cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp theo Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
7. UBND các quận, huyện, thị xã
- Kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động của các thành viên tổ công tác xử lý cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục của quận, huyện, thị xã, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công tại Công văn số 3698/UBND-CT ngày 24/5/2013 của UBND Thành phố và Điều 35 Nghị định số 05/2014/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động khi có tranh chấp, đình công xảy ra trên địa bàn. Kịp thời tổng hợp, gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội kết quả giải quyết các cuộc đình công xảy ra trên địa bàn.
- Tăng cường công tác kiểm tra các doanh nghiệp còn nợ đọng tiền lương và bảo hiểm xã hội đối với người lao động để xử lý đúng quy định pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho người lao động (khi xây dựng kế hoạch kiểm tra thực hiện đúng Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ).
- Theo dõi, nắm tình hình tiền lương, tiền thưởng của người lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh liên quan lĩnh vực lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, việc làm tại địa phương, gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và UBND Thành phố.
- Tăng cường năng lực hoạt động của các hòa giải viên lao động trong việc chủ động hỗ trợ thương lượng ngay khi phát sinh các tranh chấp lao động nhằm hạn chế đình công xảy ra.
Giao Sở Lao động Thương binh và Xã hội theo dõi, đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện, tổng hợp báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.