BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4303/LĐTBXH-BHXH | Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2010 |
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện quy định tại điểm d Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm xã hội tại địa phương và để phục vụ cho Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội năm 2010, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo tình hình triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tại địa phương năm 2010 (đề cương báo cáo kèm theo).
Báo cáo xin gửi về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (Vụ Bảo hiểm xã hội) trước ngày 15 tháng 01 năm 2011.
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Sở.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
THỰC HIỆN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI 2009-2010
(Kèm theo công văn số 4303/LĐTBXH-BHXH ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)
Phần 1.
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT BHXH
I. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC TRIỂN KHAI LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI
1. Công tác chỉ đạo, điều hành của địa phương
2. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH
2.1. Kết quả
2.2. Những hạn chế và nguyên nhân
3. Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách
3.1. Công tác thanh tra, kiểm tra
3.2. Phối kết hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan
3.3. Kết quả
- Số cuộc thanh tra, kiểm tra đã tiến hành
- Kết quả xử lý
3.4. Những hạn chế và nguyên nhân
II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG, TIẾP NHẬN HỒ SƠ VÀ GIẢI QUYẾT CHÍNH SÁCH BHXH
1. Đăng ký và cấp sổ bảo hiểm xã hội
2. Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội
3. Những hạn chế và nguyên nhân
III. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ BHXH
1. Công tác thu BHXH
1.1. Đối tượng tham gia
- Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
- Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
1.2. Thu BHXH
1.3. Tình hình nợ đóng, chậm đóng BHXH
2. Công tác chi giải quyết các chế độ BHXH
2.1. Chi thực hiện chế độ BHXH bắt buộc
+ Chế độ ốm đau
+ Chế độ thai sản
+ Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
+ Chế độ hưu trí
+ Chế độ tử tuất
2.2. Chi thực hiện chế độ BHXH tự nguyện
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Kết quả
2. Hạn chế và nguyên nhân
- Về cơ chế, chính sách
- Về tổ chức triển khai thực hiện
Phần 2.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
1. Về cơ chế, chính sách
2. Về tổ chức triển khai thực hiện
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.