BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4302/BKHĐT-ĐTNN | Hà Nội, ngày 04 tháng 07 năm 2011 |
Kính gửi: | - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; |
Thời gian gần đây đã bắt đầu xuất hiện một số vụ kiện của nhà đầu tư nước ngoài đối với Chính phủ Việt Nam về các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt thường liên quan đến việc chấm dứt hoạt động của dự án và thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong một số trường hợp là do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã không kiên quyết thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư khi nhà đầu tư có biểu hiện chậm trễ trong triển khai thực hiện dự án, việc xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình đầu tư của các cơ quan chức năng trên địa bàn không dứt điểm. Điều này dẫn đến hệ lụy là bị nhà đầu tư kiện ngược trở lại, đòi Chính phủ Việt Nam phải bồi thường. Để ngăn ngừa và hạn chế các vụ kiện chính phủ này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ban quản lý các Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất, Khu Kinh tế, Khu công nghệ cao lưu ý một số vấn đề sau:
1. Thẩm tra, cấp và điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư
- Tuân thủ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu.
- Tuân thủ quy trình, thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư (điều kiện cấp GCNĐT, Biểu cam kết thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO, cam kết quốc tế, lấy ý kiến thẩm tra của các Bộ, ngành liên quan …), chú trọng xem xét, đánh giá lợi ích kinh tế - xã hội của dự án, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến công nghệ, môi trường, phát triển nguồn nhân lực, sự liên kết với doanh nghiệp trong nước, thị trường, đối tác…
- Quy định cụ thể các điều kiện ràng buộc liên quan đến việc thực hiện dự án tại Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh như chỉ đạo tại công văn số 2879/BKH-ĐTNN ngày 04 tháng 5 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để làm cơ sở cho việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước và tránh xảy ra tranh chấp sau này.
2. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên các sở, ban, ngành trực thuộc Ủy ban và các Ban Quản lý trong việc xử lý những sự việc cụ thể liên quan đến dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn. Tránh việc xử lý chồng chéo giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn, dẫn đến cách xử lý khác nhau, thiếu thống nhất, không có tính kế thừa, tiềm ẩn tranh chấp giữa nhà đầu tư với chính phủ.
3. Chỉ định đầu mối tiếp nhận và xử lý các khiếu nại của nhà đầu tư theo đúng quy trình, thủ tục và thời hạn quy định của pháp luật.
4. Lường trước các khả năng có thể xảy ra tranh chấp và kịp thời phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, cơ quan liên quan để giải quyết, không để sự việc diễn biến phức tạp.
5. Trường hợp đã xảy ra tranh chấp, khiếu kiện của nhà đầu tư, đề nghị Ủy ban các tỉnh, thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý dứt điểm, tránh để sự việc kéo dài, dễ dẫn đến phát sinh khiếu kiện đối với Chính phủ.
(Xin gửi kèm theo công văn số 2879/BKH-ĐTNN ngày 04 tháng 5 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp xử lý.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.