BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4268/BNN-KH | Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2012 |
Kính gửi: | - Bộ Công Thương |
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc cân đối và đảm bảo phân bón cho Vụ Đông xuân 2012- 2013 và cả năm 2013, tại công văn số 9704/VPCP-KTTH ngày 28/11/2012 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo nhu cầu và đề nghị phối hợp triển khai một số nhiệm vụ liên quan như sau:
1. Nhu cầu và khả năng cân đối phân bón năm 2013
1.1. Phân bón các loại:
Năm 2013, nhu cầu phân bón các loại cả nước cần khoảng 10,325 triệu tấn; Trong đó: phân đạm Urê 2,0 triệu tấn; Phân đạm SA 850 ngàn tấn; Phân Ka li 950 ngàn tấn; Phân DAP 900 ngàn tấn; Phân NPK 3,8 triệu tấn; Phân lân 1,825 triệu tấn. Cân đối khả năng sản xuất trong nước, cần phải nhập khẩu 2,47 triệu tấn phân bón các loại; trong đó có 850 ngàn tấn SA, 570 ngàn tấn DAP, 950 ngàn tấn ka li và 100 ngàn tấn phân NPK.
1.2. Nhu cầu phân Urê cho từng vụ, từng vùng:
Phân Urê cho sản xuất nông nghiệp năm 2013 cần khoảng 2,0 triệu tấn; trong đó: miền Bắc 50 vạn tấn, miền Trung 30 vạn tấn và Nam Bộ 1,2 triệu tấn. Tính theo nhu cầu thời vụ:
- Vụ Đông xuân cần 97 vạn tấn (miền Bắc 29 vạn, miền Trung 12 vạn, Nam Bộ 56 vạn tấn)
- Vụ Hè thu cần 50 vạn tấn (miền Bắc 3 vạn tấn, miền Trung 10 vạn tấn, Nam Bộ 37 vạn tấn).
- Vụ Mùa cần 53 vạn tấn (miền Bắc 18 vạn tấn, miền Trung 8 vạn tấn, Nam Bộ 27 vạn tấn).
(Có phụ lục kèm theo)
2. Cân đối ngoại tệ nhập khẩu phân bón:
Kế hoạch năm 2013 cần nhập khẩu khoảng 2,47 triệu tấn phân bón các loại; trong đó: 850 ngàn tấn SA, 570 ngàn tấn DAP, 950 ngàn tấn ka li và 100 ngàn tấn phân NPK.
Dự kiến nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu như sau:
- Phân đạm SA: 850.000 tấn x 170 USD/T = 144.500.000 USD
- Phân DAP: 570.000 tấn x 520 USD/T = 296.400.000 USD
- Phân Ka li: 950.000 tấn x 500 USD/T = 475.000.000 USD
- Phân NPK: 100.000 tấn x 450 USD/T = 45.000.000 USD
Tổng cộng = 960.900.000 USD
Ngoại tệ cho nhập khẩu phân bón năm 2013 được cần đổi chủ yếu từ các nguồn ngoại tệ mua của ngân hàng thương mại, của các doanh nghiệp tự cân đối từ ngoại tệ xuất khẩu, nhập phân bón tiểu ngạch.
3. Giải pháp đảm bảo cung cầu phân bón:
Để đảm bảo đủ phân bón với giá cả hợp lý cho sản xuất nông nghiệp năm 2013, trước mắt cho Vụ Đông Xuân 2012- 2013, cần thiết có những giải pháp sau:
- Tăng nhanh sản lượng phân bón từ nguồn sản xuất trong nước để chủ động đáp ứng nhu cầu phân bón tại chỗ. Đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo xát xao các nhà máy sản xuất phân đạm: Phú Mỹ, Cà Mau, Hà Bắc, Ninh Bình và nhà máy sản xuất phân DAP Đình Vũ đẩy nhanh tiến độ sản xuất phân bón phục vụ kịp thời cho sản xuất nông nghiệp Vụ Đông xuân 2012- 2013 và cả năm 2013.
- Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các Ngân hàng thương mại đảm bảo đủ và kịp thời ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón, nhất là việc cân đối đủ nguồn ngoại tệ cho việc nhập khẩu phân Ka li, vì hiện nay trong nước chưa sản xuất được phân Ka li. Tuy nhiên, ngoại tệ cho nhập khẩu phân Ka li cũng chỉ cần đảm bảo khoảng 70 % nhu cầu, ưu tiên cho những hợp đồng nhập khẩu lớn có thị trường nước ngoài ổn định; số ngoại tệ này cần khoảng 330 triệu USD, số còn lại 30% sẽ cân đối từ các nguồn khác và nhập khẩu tiểu ngạch.
- Việc sản xuất và nhập khẩu phân bón tiếp tục thực hiện theo cơ chế thị trường, Nhà nước cần xóa bỏ bao cấp đầu vào về sản xuất kinh doanh phân bón để thị trường phân bón vận hành theo đúng quy luật cung cầu; tạo lợi thế cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, nhằm đảm bảo đủ cung cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp và nông dân.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Cục Trồng trọt kịp thời chỉ đạo các địa phương trong việc hướng dẫn, khuyến cáo các hộ nông dân sử dụng phân bón hợp lý, khuyến khích dùng phân bón tổng hợp như phân NPK, phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học để tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.
- Thống nhất việc chỉ đạo và điều hành việc sản xuất kinh doanh phân bón từ Trung ương tới địa phương theo hướng coi phân bón là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, như: có giấy phép kinh doanh phân bón; có kho chứa hoặc thuê kho; có bảng công bố công khai giá phân bón; có trang thiết bị an toàn phòng chống cháy nổ; có thiết bị kiểm soát thu gom và xử lý chất thải; có chứng chỉ tập huấn chuyên môn về phân bón; các loại phân bón kinh doanh, nhập khẩu phải chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
- Đề nghị các tỉnh, thành phố chỉ đạo các doanh nghiệp ở địa phương thiết lập mạng lưới cung ứng phân bón để bán thẳng phân bón cho nông dân, hạn chế trung gian lợi dụng ép giá. Tăng cường việc kiểm tra chất lượng phân bón, ngăn chặn kịp thời đưa ra thị trường loại phân bón giả, phân bón kém chất lượng; đồng thời kiểm soát giá bán phân bón, đảm bảo giá bán hợp lý cho nông dân.
- Tăng cường đầu tư trang thiết bị kiểm tra chất lượng phân bón ở các vùng, ngăn chặn tình trạng sản xuất phân bón giả mà chủ yếu ở các đối tượng sản xuất kinh doanh nhỏ, lẻ.
- Hiệp hội phân bón Việt Nam chỉ đạo các doanh nghiệp thiết lập mạng lưới cung ứng phân bón để bán thẳng phân bón cho nông dân; Đồng thời cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thị trường, giá cả phân bón trong và ngoài nước cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan để có biện pháp kịp thời đảm bảo đủ phân bón với giá hợp lý cho nông dân; Định kỳ báo cáo về tình hình sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân bón và các kiến nghị của các doanh nghiệp cho các cơ quan nhà nước có liên quan.
Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón kịp thời báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu phân bón về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
BIỂU 1
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NHẬP KHẨU PHÂN BÓN
(Kèm theo công văn số 4268/BNN-KH ngày 14/12/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
(Đơn vị: tấn)
Số TT | Phân bón các loại | Thực hiện 2008 | Thực hiện 2009 | Thực hiện 2010 | Thực hiện 2011 | ƯớcTH 2012 |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
1 | Phân đạm Urê | 1.643.330 | 2.372.000 | 1.955.000 | 2.191.000 | 2.260.000 |
| - Sản xuất | 936.433 | 946.000 | 954.000 | 955.000 | 1.760.000* |
| - Nhập khẩu | 706.897 | 1.426.000 | 1.001.000 | 1.236.000 | 500.000 |
2 | Phân DAP | 433.760 | 1.040.000 | 948.280 | 920.900 | 933.000 |
| - Sản xuất | - | 65.000 | 156.280 | 242.900 | 283.000 |
| - Nhập khẩu | 433.760 | 981.000 | 792.000 | 678.000 | 650.000 |
3 | Phân NPK | 2.620.470 | 2.900.000 | 3.035.000 | 3.170.000 | 3.490.000 |
| - Sản xuất | 2.450.000 | 2.565.000 | 2.785.000 | 2.850.000 | 3.190.000** |
| - Nhập khẩu | 170.470 | 335.000 | 250.000 | 321.000 | 300.000 |
4 | Phân Ka li | 1.001.301 | 612.000 | 900.000 | 1.260.000 | 920.000 |
| - Nhập khẩu | 1.001.301 | 612.000 | 900.000 | 1.260.000 | 920.000 |
5 | Phân SA | 722.333 | 1.166.000 | 650.000 | 889.000 | 950.000 |
| - Nhập khẩu | 722.333 | 1.166.000 | 650.000 | 889.000 | 950.000 |
6 | Phân lân | 1.016.800 | 1.438.000 | 1.435.773 | 1.676.000 | 1.665.000*** |
| Tổng cộng | 7.437.994 | 9.528.000 | 9.037.000 | 10.107.800 | 10.218.000 |
Trong đó: (*) có khoảng 1.600.000 tấn NPK sản xuất từ các liên doanh và địa phương; có 1.890.000 tấn từ các đơn vị của Bộ Công Thương.
(**) có 800.000 tấn Urê sản xuất từ nhà máy Phú Mỹ; 195.000 tấn từ nhà máy Hà Bắc; 635.000 tấn từ Cà Mau và 130.000 tấn từ Ninh Bình.
(***) Trong đó có 100.000 tấn lân của Cty CP Vật tư Nông sản.
BIỂU 2
CÂN ĐỐI CUNG CẦU PHÂN BÓN NĂM 2013
(Kèm theo công văn số 4268/BNN-KH ngày 14/12/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
(Đơn vị: 1000 tấn)
STT | Các loại phân bón | Nhu cầu * | Sản xuất | Nhập khẩu |
1 | Phân đạm Ure | 2.000 | 2.200 | - |
2 | Phân đạm SA | 850 | - | 850 |
3 | Phân Kali | 950 | - | 950 |
4 | Phân DAP | 900 | 330 | 570 |
5 | Phân NPK | 3.800 | 3.700 | 100 |
6 | Phân lân | 1.825 | 1.825 | - |
| Tổng cộng | 10.325 | 8.055 | 2.470 |
(*) Bao gồm cả cho nguyên liệu để sản xuất phân NPK chiếm khoảng 20-30% và bón trực tiếp cho cây trồng chiếm khoảng 70-80% nhu cầu.
- Trong năm 2013 cả nước sản xuất khoảng 2.200.000 tấn Urê (Phú Mỹ 800.000 tấn Urê; Hà Bắc 195.000 tấn; Cà Mau 745.000 tấn; Ninh Bình 460.000 tấn). Cân đối còn thừa khoảng 200.000 tấn Urê để xuất khẩu
- Sản xuất phân lân các loại cả nước khoảng 1.825.000 tấn (Super lân 1.240.000 tấn và lân nung chảy 585.000 tấn).
- Nhu cầu phân NPK các loại cho sản xuất nông nghiệp năm 2013 cần khoảng 3.800.000 tấn NPK các loại.
Căn cứ vào hàm lượng phân đơn (Urê 46% N; SA 20% N; DAP 18%N và 48 % P2O5; Ka li 60% K2O; Phân lân 16% P2O5) và quy trình công nghệ để sản xuất ra 3.800.000 tấn NPK loại 16-16-8 (55-65%) cần nguyên liệu phân bón là:
- 680.000 tấn phân lân để sản xuất ra 1.600.000 tấn NPK
- 390.000 tấn DAP để sản xuất ra 2.200.000 tấn NPK
- 520.000 tấn SA để sản xuất 937.000 tấn NPK
- 560.000 tấn Urê để sản xuất 3.050.000 tấn NPK
- 270.000 tấn Ka li để sản xuất 3.800.000 tấn NPK
- Như vậy, số phân đơn cần bón trực tiếp cho cây trồng năm 2013 là:
- Phân Urê khoảng 1.440.000 tấn, chiếm 72%
- Phân SA khoảng 330.000 tấn, chiếm 39%
- Phân DAP khoảng 510.000 tấn, chiếm 57%
- Phân Ka li khoảng 680.000 tấn chiếm 72%
- Phân lân khoảng 1.320.000 tấn, chiếm 66%
BIỂU 3
NHU CẦU PHÂN BÓN CHO TỪNG VỤ, TỪNG VÙNG
(Kèm theo công văn số 4268/BNN-KH ngày 14/12/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
(Đơn vị tính: 1000 tấn)
| Cả nước | Miền Bắc | M.Trung | Nam Bộ |
1. Phân Urê | 2.000 | 500 | 300 | 1.200 |
- Đông xuân | 970 | 290 | 120 | 560 |
- Hè thu | 500 | 30 | 100 | 370 |
- Mùa | 530 | 180 | 80 | 270 |
2. Phân SA | 850 | 290 | 200 | 360 |
- Đông xuân | 450 | 160 | 100 | 190 |
- Hè thu | 180 | 30 | 60 | 90 |
- Mùa | 220 | 100 | 40 | 80 |
3. Phân Ka li | 950 | 250 | 140 | 560 |
- Đông xuân | 480 | 130 | 70 | 280 |
- Hè thu | 220 | 30 | 40 | 150 |
- Mùa | 250 | 90 | 30 | 130 |
4. Phân DAP | 900 | 100 | 100 | 700 |
- Đông xuân | 470 | 50 | 50 | 370 |
- Hè thu | 240 | 30 | 30 | 180 |
- Mùa | 190 | 20 | 20 | 150 |
5. Phân NPK | 3.800 | 900 | 810 | 2.090 |
- Đông xuân | 1.810 | 450 | 370 | 990 |
- Hè thu | 920 | 60 | 260 | 600 |
- Mùa | 1.070 | 390 | 180 | 500 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.