BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4264/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 14 tháng 08 năm 2012 |
Kính gửi: | Tập đoàn viễn thông quân đội. |
Trả lời công văn số 1884/VTQĐ-XNK ngày 21/06/2012 của Tập đoàn viễn thông quân đội đề nghị hướng dẫn một số vướng mắc C/O mẫu E của Trung Quốc, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Đối với mặt hàng nguyên chiếc ở dạng tháo rời, trên C/O chỉ thể hiện tên máy chính, mã số HS máy chính (tại ô số 7), các chi tiết đi kèm theo máy chính được kê khai theo các trang phụ lục của C/O bằng giấy thường có đóng dấu giáp lai với C/O bản chính thể hiện đầy đủ chi tiết còn lại của một mặt hàng nguyên chiếc, Tổng cục Hải quan sẽ có công văn trao đổi ý kiến với Bộ Công Thương và có công văn hướng dẫn sau:
2. Căn cứ Điều 7 Phụ lục 2 Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công Thương về thủ tục cấp và kiểm tra C/O mẫu E và điểm 8 công văn hướng dẫn số 2706/TCHQ-GSQL ngày 07/06/2011 của Tổng cục Hải quan thì:
- “Nhiều mặt hàng có thể được kê khai trên cùng một C/O mẫu E phù hợp với luật pháp của Bên nhập khẩu, với điều kiện từng mặt hàng phải đáp ứng các qui định về xuất xứ đối với từng mặt hàng đó.”
- “Trong trường hợp C/O mẫu E ban đầu không đủ chỗ để khai hết số lượng các mặt hàng cần khai thì người xuất khẩu sử dụng một C/O mẫu E khác để khai tiếp. Tuy nhiên, giới hạn số lượng mặt hàng trên mỗi C/O là 20 mặt hàng.”
2.1. Theo qui định trên, trường hợp nêu tại phần 1 điểm 2 thì C/O thể hiện hàng hóa là phụ tùng thiết bị viễn thông gồm nhiều bộ phận tháo rời (trên 20 mặt hàng) được liệt kê theo các trang phụ lục của C/O bằng giấy thường có đóng dấu giáp lai với C/O bản chính sẽ không được xem xét chấp nhận.
2.2. Đối với trường hợp nêu tại phần 2 điểm 2, người nhập khẩu cần trao đổi với nhà xuất khẩu để phát hành chứng từ và yêu cầu cơ quan cấp C/O phát hành (invoice, C/O) phù hợp với qui định ACFTA.
3. Trường hợp phần mềm tích hợp trong thiết bị nhập khẩu được sử dụng để vận hành cho hoạt động của chính thiết bị chứa nó sẽ được xem xét chấp nhận có cùng xuất xứ với thiết bị đó. Nếu phần mềm tích hợp được sử dụng cho các mục đích khác sẽ không được xem xét chấp nhận.
4. Theo qui định tại Thông tư số 45/2007/TT-BTC ngày 07/05/2007 của Bộ Tài chính thì hàng hóa nhập khẩu để được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt phải đáp ứng đủ các điều kiện qui định, theo đó hàng hóa phải có Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O).
Trường hợp của Công ty nêu tại công văn thì 08 mục hàng được cấp C/O sẽ được hưởng thuế suất theo Thông tư 45/2007/TT-BTC trên. Tại ô số 9 trên C/O phải thể hiện trọng lượng cả bì và trị giá FOB của 08 mục hàng phù hợp với mục hàng hóa được liệt kê tại ô số 7 trên C/O.
5. Trường hợp vận đơn thứ cấp (house bill of lading - HBL) thể hiện hàng hóa được chuyển tải qua Hồng Kông, được phát hành tại Shenzhen, Trung Quốc, theo đó ghi rõ địa điểm nhận hàng là Trung Quốc, cảng bốc hàng là Hồng Kông và nơi giao hàng là sân bay Hà Nội thì C/O mẫu E cấp cho lô hàng có B/L như vậy sẽ được chấp nhận để cho hưởng ưu đãi theo ACFTA.
Trong bộ hồ sơ gửi kèm công văn, Tổng cục Hải quan chỉ thấy có vận đơn chủ được phát hành tại Hồng Kông. Do vậy, đề nghị công ty gửi bổ sung HBL cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục để được xem xét giải quyết.
6. Trường hợp nêu tại điểm 6 công văn của công ty được thực hiện tương tự theo điểm 5 trên.
7. Tại điểm 4 công văn số 2706/TCHQ-GSQL ngày 07/06/2011, Tổng cục Hải quan đã có hướng dẫn về sự khác biệt mã số HS trên C/O mẫu E so với mã số HS trên các chứng từ nộp cho cơ quan Hải quan bên nhập khẩu.
Tổng cục Hải quan trả lời để Công ty biết, thực hiện./.
Nơi nhận: | TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.