BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4262/TCHQ-TXNK | Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2016 |
Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh.
Trả lời công văn số 181/HQQN-TXNK ngày 11/01/2016 của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh báo cáo vướng mắc về chính sách thuế đối với mặt hàng xăng dầu, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Thời điểm tính thuế đối với xăng dầu tạm nhập chuyển tiêu thụ nội địa:
Căn cứ khoản 3 Điều 83 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12; khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 08/01/2015 của Chính phủ; khoản 1, khoản 2 Điều 1, khoản 1 Điều 21, khoản 1 Điều 35 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, thì thời điểm tính thuế đối với xăng dầu đã làm thủ tục tái xuất cho tàu biển đã xuất cảnh nhưng vì lý do khách quan tàu biển không xuất cảnh để chạy tuyến quốc tế hoặc đã làm thủ tục xuất cảnh nhưng thay đổi lịch trình (có thêm chặng nội địa) là ngày đăng ký tờ khai hải quan mới.
2. Tính tiền chậm nộp đối với xăng dầu tạm nhập tái xuất chuyển tiêu thụ nội địa
Căn cứ khoản 3 Điều 83 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12; khoản 2 Điều 42, khoản 2 Điều 149 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, thì trường hợp hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, đã được áp dụng thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng chuyển tiêu thụ nội địa thì phải nộp đủ các loại thuế theo quy định của pháp luật trước khi hoàn thành thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa. Thủ tục khai báo chuyển tiêu thụ nội địa, đăng ký tờ khai mới và tính thuế thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 40 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
3. Điều chỉnh thuế của tờ khai tạm nhập đối với lượng hàng chuyển tiêu thụ nội địa
Căn cứ khoản 3 Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC, thì hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng thì phải thực hiện thủ tục hải quan theo loại hình xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng và thực hiện điều chỉnh tiền thuế của tờ khai hải quan cũ tương ứng với số hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa đã được kê khai trên tờ khai hải quan mới.
4. Tính tiền chậm nộp đối với các khoản phải cộng trong trị giá tính thuế
Căn cứ Điều 5 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, thì trị giá hải quan hàng nhập khẩu là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định theo các phương pháp quy định tại Thông tư 39/2005/TT-BTC.
Căn cứ Điều 6 Thông tư số 39/2015/TT-BTC, thì trị giá giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán của hàng hóa nhập khẩu sau khi đã điều chỉnh các khoản điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 và Điều 15 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.
Căn cứ khoản 7 Điều 42 Thông tư 38/2015/TT-BTC, thì “Trường hợp số tiền thuế tạm nộp hoặc số tiền thuế được bảo lãnh trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp khi có giá chính thức thì người nộp thuế phải nộp số tiền thuế chênh lệch giữa tiền thuế phải nộp khi có giá chính thức với giá tạm tính (nếu có) tại thời điểm chốt giá chính thức, không phải nộp tiền chậm nộp trên số tiền thuế chênh lệch phải nộp...”.
Đối chiếu quy định nêu trên, các khoản điều chỉnh là yếu tố cấu thành trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu. Trường hợp số tiền thuế phải nộp (có các khoản điều chỉnh khi có giá chính thức) lớn hơn số tiền thuế tạm nộp (có các khoản điều chỉnh đã được khai báo trong giá tạm tính) thì không phải nộp tiền chậm nộp trên số tiền thuế chênh lệch.
Tổng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh được biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.