BẢO HIỂM XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4197/BHXH-TCCB | Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2010 |
Kính gửi: Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH tỉnh) đã có nhiều cố gắng hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu nhiệm vụ chủ yếu được giao; giải quyết kịp thời chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) đảm bảo quyền lợi cho người tham gia; công tác giám định y tế có nhiều chuyển biến tích cực, số địa phương bội chi quỹ khám chữa bệnh ngày càng giảm. Tuy nhiên, kết quả công tác thu đạt được còn thấp. Tình trạng đơn vị sử dụng lao động chưa tham gia hoặc tham gia không đầy đủ cho lao động làm việc còn phổ biến ở nhiều địa phương. Một số đơn vị nợ BHXH với số tiền lớn, thời gian kéo dài song các địa phương chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả. Tính đến ngày 25/8/2010, trên toàn quốc số nợ BHXH là 4.316,9 tỷ đồng; số nợ BHYT là 2.085,9 tỷ đồng; số nợ bảo hiểm thất nghiệp là 118,1 tỷ đồng. Một số địa phương có số nợ lớn là: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa...
Việc trốn đóng và nợ đọng tiền BHXH, BHYT kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện kế hoạch công tác của toàn Ngành và quyền lợi của người tham gia. Để giải quyết tình trạng trên, BHXH Việt Nam yêu cầu Giám đốc BHXH các tỉnh báo cáo Uỷ ban dân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Tổ Công tác liên ngành để thực hiện nhiệm vụ phát triển đối tượng tham gia và thu tiền nợ BHXH, BHYT tại địa phương. Trường hợp Uỷ ban nhân dân tỉnh chưa thành lập Tổ Công tác liên ngành thì Giám đốc BHXH tỉnh thành lập Tổ Công tác của BHXH tỉnh, cụ thể như sau:
1. Thành phần:
1.1. Tổ Công tác liên ngành: Giám đốc BHXH tỉnh đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Tổ Công tác liên ngành gồm các thành viên là lãnh đạo: Thanh tra nhà nước tỉnh (là Tổ trưởng), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Y tế, Sở Tài chính, Chi cục Thuế, Liên đoàn lao động tỉnh... là thành viên.
1.2. Tổ Công tác của BHXH tỉnh:
- 01 lãnh đạo BHXH tỉnh trực tiếp phụ trách lĩnh vực thu, làm Tổ trưởng.
- Các thành viên là lãnh đạo và chuyên viên các Phòng: Kiểm tra; Thu; Chế độ BHXH; Kế hoạch - Tài chính; lãnh đạo BHXH các huyện, quận, thành phố thuộc BHXH tỉnh.
Các thành viên Tổ công tác liên ngành và thành viên Tổ Công tác của BHXH tỉnh hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Nhiệm vụ của Tổ Thu nợ:
- Rà soát, thống kê các doanh nghiệp được thành lập và tổng hợp các đơn vị sử dụng lao động chưa tham gia BHXH, BHYT hoặc có số nợ lớn, thời gian nợ kéo dài trên địa bàn quản lý.
- Xây dựng kế hoạch và biện pháp vận động tuyên truyền đối với đơn vị chưa tham gia và đôn đốc thu hồi nợ.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, thu hồi nợ, khởi kiện ra tòa các đơn vị cố tình nợ.
- Xây dựng dự toán chi phí hỗ trợ nhiệm vụ phát triển đối tượng, thanh tra, kiểm tra, truy thu, thu nợ được tính trên hiệu quả công việc cho từng đợt triển khai trình Giám đốc BHXH tỉnh quyết định, nguồn kinh phí lấy từ nguồn lệ phí thu BHXH, BHYT theo quy định.
3. Tổ chức thực hiện:
- Yêu cầu Giám đốc BHXH tỉnh khẩn trương báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thành lập Tổ Công tác liên ngành để sớm đi vào hoạt động trong tháng 10/2010.
- Giám đốc BHXH tỉnh có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động của Tổ Công tác trong báo cáo công tác định kỳ hàng tháng, 6 tháng, năm của BHXH tỉnh gửi BHXH Việt Nam theo quy định.
- Ban Thu có trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp tình hình phát triển đối tượng và thu tiền nợ BHXH, BHYT báo cáo Tổng giám đốc./.
| TỔNG GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.