BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4179/LĐTBXH-LĐTL | Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2009 |
Kính gửi: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
Trả lời công văn số 6948/SLĐTBXH-LĐ ngày 10/9/2009 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về việc kiểm tra người lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì việc khám người chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người đó có cất giữ công cụ, phương tiện phạm tội hoặc đồ vật, tài sản do phạm tội mà có. Việc khám người chỉ có thể do cơ quan có thẩm quyền tiến hành theo những thủ tục, trình tự chặt chẽ, không được tùy tiện.
Mặt khác, theo quy định của Bộ luật Lao động, Nghị định số 41/CP ngày 06/7/1995 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/4/2003 của Chính phủ, Nghị định số 196/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thỏa ước lao động tập thể đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 93/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn liên quan không quy định hình thức khám xét người lao động.
Đề nghị Quý Sở căn cứ vào tình hình cụ thể hướng dẫn người sử dụng lao động phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở có biện pháp phù hợp để bảo vệ tài sản trong doanh nghiệp, không quy định hình thức khám người trong nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời để quý Sở biết và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.