BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3909/TCT-DNL | Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2011 |
Kính gửi: | - Cục thuế thành phố Hà Nội; |
Tổng cục thuế nhận được công văn số 18117/CT-QLAC ngày 18/07/2011 của Cục thuế TP. Hà Nội báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Tổng cục Thuế về đề xuất liên quan đến thực hiện hóa đơn theo quy định Thông tư số 153/2010/TT-BTC nêu tại công văn số 2469/VNPT-TCKT ngày 20/06/2011 của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT). Về vấn đề này, sau khi báo cáo, được sự đồng ý của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại khoản 7, Điều 4, Luật kế toán quy định:
“7. Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.”
Tại điều 18, Luật Kế toán quy định:
“Điều 18. Chứng từ điện tử
1. Chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi có các nội dung quy định tại Điều 17 của Luật này và được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.”
Tại điều 21, Luật giao dịch điện tử quy định:
“Điều 21. Chữ ký điện tử
1. Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chỗ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.
2. Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu chữ ký điện tử đó đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này.
3. Chữ ký điện tử có thể được chứng thực bởi một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.”
Căn cứ các quy định trên, công văn số 5019/TCT-CS ngày 10/12/2010 về việc thực hiện Thông tư số 153/2010/TT-BTC thì đối với hóa đơn dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin cước trả sau, Tập đoàn Bưu chính viễn thông được thay thế liên 1 hóa đơn bằng bảng kê chi tiết số hóa đơn thực tế đã lập. Chi tiết mỗi số hóa đơn đã lập liên giao khách hàng được thể hiện trên một dòng của Bảng kê với đầy đủ các tiêu thức như: Tên, địa chỉ khách hàng; Mã khách hàng; Mã số thuế (đối với khách hàng có mã số thuế); Số hóa đơn; Ngày lập hóa đơn; Tiền dịch vụ chưa có thuế GTGT; Thuế GTGT; Tổng cộng tiền thanh toán (đã có thuế GTGT). Trên bảng kê phải có các tiêu thức: Tên đơn vị lập hóa đơn; Mã số thuế; Kỳ tính tiền cước dịch vụ; Ngày, tháng, năm lập bảng kê; Cộng số lượng hóa đơn trên một bảng kê.
Bảng kê nêu trên được lập hàng tháng, được in ra giấy để lưu trữ bảo quản hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử (Ví dụ như: bút nhớ (đĩa flash USB), đĩa CD và DVD, đĩa cứng gắn ngoài, đĩa cứng gắn trong). Việc bảo quản, lưu trữ bảng kê thực hiện theo quy định hiện hành về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán. Nếu lưu trữ bằng giấy thì bảng kê phải có đầy đủ tên, chữ ký người lập bảng kê; tên, chữ ký thủ trưởng đơn vị, dấu đơn vị. Nếu lưu trữ bằng phương tiện điện tử thì bảng kê phải có chữ ký điện tử của đơn vị và nội dung bảng kê phải đảm bảo có thể truy cập, kết xuất và in ra giấy khi cần tham chiếu.
Tập đoàn VNPT chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác của các nội dung trên bảng kê và lưu trữ thông tin trên bảng kê như hóa đơn.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục thuế TP. Hà Nội và Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.