BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3826/BNG-LS | Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2013 |
Kính gửi: | Ủy ban nhân dân các tỉnh: Kiên Giang, Tiền Giang, An Giang, Đồng Nai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bến Tre, Bình Phước, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Bình, Hậu Giang, Cần Thơ, Phú Thọ, Cà Mau, Bạc Liêu, TT Huế, Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Hòa Bình, Khánh Hòa, Đồng Tháp, Đắc Nông, Quảng Nam, Long An, Trà Vinh, Sóc Trăng, Phú Yên, Đắc Lắc. |
Ngày 08/7/2013 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 92/2013/TT-BTC quy định chế độ quản lý tài chính Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là Thông tư 92). Thông tư 92, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2013, thay thế Thông tư số 177/2010/TT-BTC ngày 05/11/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài (Thông tư 177).
Ngoài các quy định như nêu tại Thông tư 177, Thông tư 92 bổ sung Điều 5 quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong nước, đặc biệt trách nhiệm của chủ tàu trong việc đặt cọc, cam kết bảo lãnh và hoàn trả cho Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài (gọi tắt là Quỹ) các khoản chi phí tạm ứng mua vé phương tiện và các chi phí khác để đưa ngư dân về nước; trách nhiệm của UBND các cấp trong việc xác nhận và thu hồi khoản nợ tạm ứng của cá nhân, chủ tàu để hoàn trả Quỹ, trong đó nêu trường hợp cần thiết UBND các cấp được tạm ứng từ ngân sách địa phương để đặt cọc bảo lãnh hoặc hoàn trả chi phí tạm ứng cho Quỹ. Ngoài ra, Thông tư còn quy định việc xử lý vi phạm đối với cá nhân, tổ chức nếu không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả đúng thời hạn đã cam kết hoặc không hoàn trả.
Để việc thực hiện có hiệu quả. Bộ Ngoại giao xin kiến nghị quy trình phối hợp xử lý đặt cọc và hoàn tạm ứng đưa ngư dân về nước như sau:
1. Thông báo đặt cọc hoặc cam kết hoàn trả:
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (gọi tắt là CQĐD) hoặc Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự) thông báo cho Ủy ban nhân dân tỉnh (Văn phòng hoặc Sở Ngoại vụ) nơi chủ tàu đăng ký hành nghề và ngư dân đăng ký hộ khẩu thường trú, cư trú các thông tin liên quan đến ngư dân và dự kiến chi phí để xác minh nhân thân và yêu cầu chủ tàu hoặc thân nhân, gia đình ngư dân (trong trường hợp không xác định được chủ tàu) đặc cọc hoặc cam kết hoàn trả chi phí tạm ứng mua vé máy bay và các chi phí khác đưa ngư dân về nước.
Sau khi chủ tàu hoặc thân nhân ngư dân đã nộp tiền đặt cọc (có thể nộp cho Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc chuyển vào tài khoản của Quỹ), Ủy ban gửi văn bản đến Quỹ xác nhận việc đặt cọc hoặc cam kết hoàn phí của chủ tàu, thân nhân để Quỹ có cơ sở thông báo cho CQĐD làm thủ tục và mua vé máy bay về nước cho ngư dân.
2. Thanh quyết toán và hoàn trả tạm ứng:
Sau khi ngư dân về nước, căn cứ hồ sơ chứng từ do CQĐD gửi về, Quỹ sẽ quyết toán với địa phương, hoặc chủ tàu, gia đình ngư dân liên quan trong nước.
Trường hợp số tiền đã nộp vượt quá chi phí thực tế thì Quỹ sẽ thông báo để UBND tỉnh hoàn trả số tiền thừa (nếu nộp tiền tại UBND) hoặc Quỹ sẽ hoàn trả (nếu chuyển tiền trực tiếp vào Quỹ). Trường hợp chủ tàu hoặc gia đình ngư dân chưa nộp đủ số tiền chi phí thực tế hoặc mới có cam kết bảo lãnh thì UBND tỉnh có trách nhiệm đôn đốc chủ tàu hoặc ngư dân hoàn trả Quỹ đúng thời hạn cam kết. Địa phương, chủ tàu, ngư dân liên quan hoàn trả chi phí tạm ứng bằng cách chuyển vào tài khoản của Quỹ theo địa chỉ sau:
Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài
- Địa chỉ: 40 phố Trần Phú, Quận Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại: 04.38489064
- Số tài khoản VND: 122 0202 005 149
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Long Biên
Địa chỉ 562 Nguyễn Văn Cừ, Quận Long Biên, Hà Nội
UBND tỉnh có thể xem xét, quyết định tạm ứng từ ngân sách tỉnh để đặt cọc bảo lãnh hoặc hoàn trả chi phí tạm ứng cho Quỹ khi cá nhân hoặc chủ tàu gặp hoàn cảnh khó khăn chưa thực hiện nghĩa vụ hoàn trả theo đúng thời hạn cam kết, sau đó thu hồi của cá nhân, chủ tàu để hoàn trả ngân sách tỉnh.
Định kỳ 6 tháng, Quỹ sẽ gửi Bảng thống kê công nợ trong kỳ để Quý Ủy ban đối chiếu và có kế hoạch hoàn trả.
3. Xử lý vi phạm chậm nộp hoặc không nộp:
Cá nhân, tổ chức, chủ tàu không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả theo đúng thời hạn cam kết, thì ngoài khoản tạm ứng phải hoàn trả còn phải nộp cho Quỹ khoản lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất Ngân hàng Nhà nước tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán. Trường hợp không nộp trả thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Ngoài ra, Thông tư 92 cho phép trợ giúp những trường hợp công dân đặc biệt khó khăn khi tự họ và gia đình họ không có khả năng tài chính để khắc phục, các khoản chi phí: phương tiện vận chuyển tại nước sở tại, lương thực, thực phẩm, nơi ở tạm thời, nhu yếu phẩm cần thiết khác trong thời gian chờ thu xếp về nước. Thời gian qua, hầu hết ngư dân ta bị bắt giam ở nước ngoài đều đã được hỗ trợ các khoản này. Để Quỹ có thể tiếp tục hỗ trợ ngư dân theo đúng quy định, đề nghị Quý Ủy ban khi có văn bản thông báo nhân thân của đương sự, thì đồng thời xác nhận hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của bản thân và gia đình họ. Tuy nhiên, cần xác định nội dung hỗ trợ này không bao gồm những khoản không quy định tại Thông tư này như vé máy bay, phương tiện về nước và các chi phí liên quan khác.
Gia đình, thân nhân, hoặc chủ tàu mỗi khi có yêu cầu giúp đỡ đưa ngư dân về nước có thể liên hệ với Văn phòng Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài¸ theo địa chỉ: 40 phố Trần Phú, Quận Ba Đình, Hà Nội, điện thoại 04.38489064, 04.37993135; fax 04.38236928 hoặc 04.37993505 để được hướng dẫn cụ thể. Nếu có nhu cầu đặt cọc tạm ứng thì có thể chuyển khoản vào tài khoản của Quỹ theo địa chỉ nêu tại điểm 2.
Bộ Ngoại giao xin trao đổi để Quý Ủy ban hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan chức năng của tỉnh và công dân biết, thực hiện.
Xin trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Quý Ủy ban./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.