BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3784/TCT-CS | Hà Nội, ngày 17 tháng 09 năm 2009 |
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Đồng Nai
Trả lời công văn số 2600/CT-TTr1 ngày 21/7/2009 của Cục thuế tỉnh Đồng Nai về việc hỏi chế độ chính sách thuế, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Về việc tính và trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.
- Tại Điều 9 Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định quy định nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định:
“1. Mọi tài sản cố định của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao. Mức trích khấu hao tài sản cố định được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ…
2. Những tài sản cố định không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu hao, bao gồm:….
Tài sản cố định khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh …”.
- Tại Điều 10 Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố địh ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 206/2003/QĐ-BTC quy định về cách xác định thời gian sử dụng tài sản cố định hữu hình:
“1. Đối với tài sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng tài sản cố định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định.
2. Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian sử dụng của tài sản cố định được xác định như sau:
Thời gian sử dụng của tài sản cố định | = | Giá trị hợp lý của tài sản cố định | x | Thời gian sử dụng của tài sản cố định mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003) |
Giá bán của tài sản cố định mới cùng loại (hoặc của tài sản cố định tương đương trên Thị trường) |
Trong đó: Giá trị hợp lý của tài sản cố định là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong Trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của tài sản cố định (trong Trường hợp được cấp, được điều chuyển), giá trị theo đánh giá của Hội đồng giao nhận (trong Trường hợp được cho, biếu tặng, nhận vốn góp),…
3. Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định khác với khung thời gian sử dụng quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính….”
Căn cứ theo nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ nêu trên thì mọi tài sản cố định của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải được trích khấu hao và hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ, trường hợp doanh nghiệp có thời gian tạm ngừng sản xuất kinh doanh thì tài sản cố định không tham gia vào hoạt động kinh doanh không được tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
Tuy nhiên, do đặc thù của ngành sản xuất mía đường, đề nghị Cục Thuế tỉnh Đồng Nai căn cứ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể của đơn vị sản xuất theo mùa vụ để xác định phương pháp trích khấu hao, mức khấu hao TSCĐ phù hợp với khung thời gian sử dụng TSCĐ theo quy định.
2. Về kết chuyển lỗ trước năm 2007 đối với các doanh nghiệp không đăng ký chuyển lỗ.
- Tại điểm 8 mục V phần Đ Thông tư số 128/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về chuyển lỗ như sau:
“Cơ sở kinh doanh sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ trừ vào thu nhập chịu thuế của những năm sau. Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Cơ sở kinh doanh khi phát sinh lỗ phải có kế hoạch chuyển lỗ và đăng ký kế hoạch chuyển lỗ với cơ quan thuế. Cơ sở kinh doanh không được chuyển lỗ nếu không đăng ký với cơ quan thuế hoặc chuyển lỗ ngoài kế hoạch chuyển lỗ đã đăng ký với cơ quan thuế.”
- Tại điểm 4 công văn số 11684/BTC-TCT ngày 16/9/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp hướng dẫn về chuyển lỗ như sau:
“Cơ sở kinh doanh sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ trừ vào thu nhập chịu thuế của những năm sau theo hướng dẫn tại điểm 8 mục III phần C Thông tư số 128/2003/TT-BTC nêu trên, nay hướng dẫn cụ thể thêm như sau:…
b) Cơ sở kinh doanh phát sinh lỗ phải lập kế hoạch chuyển lỗ ngay sau năm phát sinh lỗ và ghi vào mục I Phụ lục số I ban hành kèm theo Tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp gửi cho cơ quan thuế để đăng ký kế hoạch chuyển lỗ vào bất kỳ năm tài chính nào trong thời hạn được chuyển lỗ theo quy định. Trường hợp, cơ sở kinh doanh có phát sinh lỗ của hoạt động chuyền quyền sử dụng đất, quyền thuê đất thì phải đăng ký kế hoạch chuyển lỗ riêng.
Cơ sở kinh doanh không được chuyển lỗ nếu không đăng ký với cơ quan thuế hoặc chuyển lỗ ngoài kế hoạch chuyển lỗ đã đăng ký với cơ quan thuế.
c) Hàng năm khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh căn cứ kế hoạch chuyển lỗ đã đăng ký với cơ quan thuế của các kỳ tính thuế trước để xác định số lỗ được chuyển trừ vào thu nhập chịu thuế của kỳ quyết toán thuế và ghi vào mục II, Phụ lục 1 kèm theo Tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp thu nhập chịu thuế của kỳ quyết toán thuế thấp hơn số lỗ đã đăng ký kế hoạch chuyển lỗ thì số lỗ chưa chuyển hết được cộng vào số lỗ đã đăng ký theo kế hoạch chuyển lỗ của các năm tiếp theo và ghi vào mục I, Phụ lục 1 kèm theo Tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp mà không phải đăng ký lại kế hoạch chuyển lỗ; thời hạn được cộng dồn số lỗ chưa chuyển hết sang năm tiếp sau không quá thời hạn được chuyển lỗ theo quy định ….”.
Căn cứ hướng dẫn trên, đề nghị Cục Thuế tỉnh Đồng Nai hướng dẫn đơn vị thực hiện việc chuyển lỗ theo pháp luật quy định.
Tổng cục Thuế thông báo Cục thuế tỉnh Đồng Nai được biết./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.