BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3732/PCTNXH-CS | Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 1996 |
CÔNG VĂN
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 3732/PCTNXH-CS NGÀY 5 THÁNG 11 NĂM 1996 VỀ VIỆC TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH LIÊN NGÀNH SỐ 1413/LN NGÀY 15/10/1996
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Ngày 15/10/1996 Liên bộ Nội vụ - Giáo dục và Đào tạo - Lao động - Thương binh và Xã hội- Bộ Y tế, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã xây dựng kế hoạch số 1413/LN phối hợp Liên ngành về phòng ngừa và đấu tranh chống nghiện ma tuý trong học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên. Đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai thực hiện một số việc sau:
1. Chủ động phối hợp với Liên ngành ở địa phương triển khai kế hoạch 1413/LN (Kèm theo công văn này), xây dựng kế hoạch hành động đến từng địa bàn dân cư, chú trọng các địa bàn trọng điểm; tham mưu cho Uỷ ban nhân dân trong việc chỉ đạo, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng ban, ngành và đoàn thể theo tinh thần Nghị quyết 06 và kế hoạch 1413/LN.
2. Kịp thời rút kinh nghiệm thí điểm phòng, chống tệ nạn xã hội ở xã phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội. Phối hợp với các ngành, đoàn thể, đặc biệt là công an, Y tế, Mặt trận Tổ quốc trong việc xã hội hoá công tác tổ chức cai nghiện, phục hồi cho người nghiện ma tuý trên địa bàn; đồng thời khẩn trương thực hiện cai nghiện bắt buộc tập trung với các đối tượng theo Nghị định 20/CP (số nghiện nặng, tái nghiện, không chịu sự giúp đỡ, giáo dục của gia đình và cộng đồng).
3. Về công tác phối hợp chỉ đạo triển khai kế hoạch số 1413/LN ngày 15/10/1996.
Khẩn trương lập kế hoạch về việc phối hợp với các ngành, đoàn thể trong công tác phòng chống nghiện ma tuý trong học sinh, sinh viên trình ban chỉ đạo phòng, chống tệ nạn xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt để triển khai, cụ thể là:
- Phối hợp cùng Ngành giáo dục và Đào tạo; Y tế tuyên truyền sâu rộng tác hại của nghiện ma tuý. Bằng những hình thức tuyên truyền gọn nhẹ, dễ hiểu cung cấp cho nhà trường và các bậc phụ huynh học sinh về những biểu hiện tâm sinh lý của thanh thiếu niên khi sử dụng, nghiện ma tuý (trước mắt nghiện cần sa; Hêrôin, thuốc phiện, Sedu xen). Từ đó tạo ra sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình - bạn học ký cam kết quản lý, giáo dục sinh viên, học sinh, thanh thiếu niên tránh xa ma tuý.
- Cùng với ngành Công an, Giáo dục và Đào tạo phổ biến rộng rãi trong nhân dân, học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên về những thủ đoạn, hành vi tổ chức sử dụng các chất ma tuý; phát động phong trào quần chúng tố giác, phát hiện những kẻ buôn bán, tàng trữ, tổ chức sử dụng ma tuý, những kẻ lừa gạt, dụ dỗ thanh, thiếu niên, học sinh dùng ma tuý.
4. Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an, Y tế lập hồ sơ và thống kê phân loại đối tượng nghiện, tổ chức cai nghiện bằng nhiều biện pháp: cai tại nhà, tại y tế cơ sở, tại cơ sở tập trung; ưu tiên cai nghiện cho học sinh, sinh viên và thanh, thiếu niên. Đồng thời thực hiện các biện pháp quản lý giáo dục sau khi được chữa bệnh. Đặc biệt phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo, Y tế và nhà trường tổ chức xét nghiệm, phát hiện và tổ chức chữa bệnh kịp thời tại gia đình cho học sinh, sinh viên nghiện ma tuý. Mọi chi phí cho cai nghiện do gia đình đài thọ hoặc huy động công đồng giúp đỡ, trường hợp gia đình khó khăn về y tế được xem xét hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 167/TTg ngày 8/4/1994 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên bộ số 22/TT-LB ngày 21/7/1994 của Liên bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính; việc xem xét hỗ trợ cần phải làm kịp thời, đồng bộ với quá trình tổ chức cai; bảo đảm cho các em không bị gián đoạn trong học tập.
Để có cơ sở triển khai rộng; Trong tháng 11/1996 phối hợp với các ngành liên quan triển khai thí điểm từ 1 đến 2 trường học và một vài địa bàn có nhiều thanh thiếu niên nghiện hút để rút kinh nghiệm mở rộng.
Hàng tháng, Sở tổng hợp báo cáo về Bộ (Cục phòng, chống tệ nạn xã hội) tình hình tăng giảm đối tượng nghiện của địa phương, trong đó đối tượng là học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên; đối tượng đã được cai nghiện, dạy nghề, hỗ trợ vốn, giải quyết việc làm để hoà nhập cộng đồng. Theo dõi quản lý sau cai và tỷ lệ tái nghiện (có mẫu báo cáo hàng tháng kèm theo).
Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch liên ngành số 1413/LN nếu có vướng mắc, Sở báo cáo về Bộ (Cục phòng, chống tệ nạn xã hội) để phối hợp với các ngành giải quyết.
| Nguyễn Thị Hằng (Đã ký) |
UBND tỉnh, thành phố..........
Sở LĐ-TBXH
BÁO CÁO THEO DÕI ĐỐI TƯỢNG NGHIỆN MA TUÝ
tháng....năm ....199...
|
|
| Số | Số đã cai nghiện, phục hồi |
| |||||||||||
Số TT | Loại đối tượng nghiện | Số có đến | phát hiện | Số được | Số được | Số được hỗ trợ vốn | Số được vay vốn | Số tái nghiện | Số được phục hồi | Ghi chú | ||||||
|
| tháng... | mới trong tháng | cai nghiện | học nghề | Số ĐT | Số tiền | Số ĐT | Số tiền |
| Có việc làm ổn định | Chưa có việc làm | Đang đi học | Không được đi học |
|
|
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
|
1 | Dưới 18 tuổi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1 | Đang đi học |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2 | Không đi học |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Từ 18 đến 30 tuổi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 | Đang đi học |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2 | Chưa có việc làm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Trên 30 tuổi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.1 | Có việc làm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.2 | Không có việc làm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
+ Các điểm 1.1; 1.2; 2.1; 2.2; 2.3; 3.1; 3.2 (cột A, B) Ngày tháng năm 199
Phân loại đối tượng khi bị nghiện ma tuý. Ký tên đóng dấu
+ Các cột 10,11,12,13: Sau khi đã được
cai nghiện và phục hồi hoàn toàn
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.