BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 370/LĐTBXH-LĐTL | Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2015 |
Kính gửi: Văn phòng Chính phủ
Trả lời công văn số 176/VPCP-ĐMDN ngày 09/01/2015 của Văn phòng Chính phủ về việc chính sách đối với người lao động khi cổ phần hóa doanh nghiệp theo đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại công văn số 4441/BVHTTDL - TCCB ngày 05/12/2014, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Về giải quyết chế độ đối với lao động dôi dư hiện nay đang thực hiện theo Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20/8/2010 của Chính phủ. Thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Thông báo số 334/TB-VPCP ngày 21/8/2014 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 91/2010/NĐ-CP trình Chính phủ trong quý I năm 2015. Trên cơ sở ý kiến thống nhất của các Bộ, ngành, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự kiến trình Chính phủ cho phép các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu đã giải quyết chính sách lao động dôi dư theo quy định tại các Nghị định trước đây của Chính phủ được tiếp tục áp dụng chính sách đối với người lao động dôi dư theo quy định tại nghị định số 91/2010/NĐ-CP. Do đó, đề nghị Văn phòng Chính phủ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, Thông tư số 33/2012/TT-BLĐTBXH ngày 20/12/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa, có tên trong danh sách lao động thường xuyên (có hưởng lương, có đóng bảo hiểm xã hội) của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp được mua cổ phần với giá ưu đãi; thời gian được tính để mua cổ phần với giá ưu đãi là tổng thời gian tính theo số năm người lao động thực tế làm việc (có đi làm, có tên trong bảng thanh toán lương) trong khu vực nhà nước tính đến thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp trừ đi thời gian thực tế làm việc đã được tính để mua cổ phần với giá ưu đãi tại doanh nghiệp cổ phần hóa trước đó, thời gian thực tế làm việc đã được tính hưởng chế độ hưu trí hoặc tính hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần (nếu có).
Theo quy định trên thì:
- Người lao động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Du lịch dịch vụ dầu khí Việt Nam (Công ty OSC Việt Nam) được cử sang làm việc tại các công ty liên kết, công ty dầu khí nước ngoài (do công ty liên kết, công ty dầu khí nước ngoài trả lương, đóng bảo hiểm xã hội) không có tên trong danh sách lao động thường xuyên của Công ty OSC Việt Nam tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp thì không thuộc đối tượng mua cổ phần với giá ưu đãi.
- Người lao động của Công ty OSC Việt Nam trước đây được cử sang làm việc tại các công ty liên kết, công ty dầu khí nước ngoài (không thuộc khu vực nhà nước), trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đã được điều chuyển về làm việc tại Công ty OSC Việt Nam thì thời gian làm việc tại các công ty liên kết, công ty dầu khí nước ngoài không được tính để mua cổ phần với giá ưu đãi.
Trên đây là ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đề nghị Văn phòng Chính phủ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.