BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3646/BTNMT-ĐĐ | Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2005 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Từ giữa năm 2004, đặc biệt từ cuối năm 2004 trở lại đây, khối lượng giao dịch về nhà đất trên thị trường ngày càng giảm sút, gây khó khăn cho phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Đây là hậu quả của tình trạng trong một thời gian dài đã buông lỏng quản lý thị trường bất động sản, buông lỏng quản lý quy hoạch đầu tư phát triển các dự án hạ tầng khu dân cư, để cho nạn đầu cơ đất đai và nạn kích cầu ảo lan tràn.
Trong vòng 10 năm, đây là lần thứ ba giao dịch nhà đất trên thị trường nước ta giảm sút nghiêm trọng. Lần đóng băng nhà đất vào các năm 1994 - 1996 đã để lại những hậu quả rất nặng nề, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản bị phá sản, nhiều ngân hàng thương mại gặp khó khăn lớn. Lần đóng băng nhà đất này có quy mô lớn hơn, trên phạm vi rộng hơn và có tính chất phức tạp hơn so với đợt đóng băng những năm 1994 - 1996 nên hậu quả có thể nghiêm trọng hơn.
Tình hình thị trường nhà đất hiện nay đang đòi hỏi phải có các biện pháp xử lý phù hợp. Bộ Tài nguyên và Môi trường xin đề xuất ba giải pháp quan trọng cần thực hiện ngay sau đây:
1. Thực hiện kích cầu về nhà ở thông qua nhiều biện pháp của Nhà nước, nhà đầu tư và ngân hàng. Trong tình hình hiện nay, kích cầu là giải pháp có tầm quan trọng đặc biệt vừa để đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân (rất nhiều người có nhu cầu nhà ở nhưng không có khả năng thanh toán một lúc tiền mua nhà đang quá cao không hợp lý) vừa tăng cầu để góp phần lập lại cân đối cung - cầu về nhà đất.
2. Tạm thời giảm cung về nhà đất để không làm trầm trọng thêm sự mất cân đối về cung - cầu đang quá lớn hiện nay bằng việc giảm diện tích đất đưa ra đấu giá quyền sử dụng cho các dự án kinh doanh nhà ở, giảm số lượng và quy mô của các dự án nhà đất mới, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Biện pháp này có ảnh hưởng đến thu ngân sách từ đất đai và giảm quy mô đầu tư của các địa phương nhưng đây là biện pháp cần thiết.
3. Xử lý vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh nhà ở để các doanh nghiệp này duy trì hoạt động. Trong tình hình kinh doanh nhà ở đang im ắng như hiện nay, các ngân hàng có lý do để từ chối các khoản vay và tăng cường đôn đốc việc thu hồi nợ của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Nhưng nếu làm như vậy thì nhiều doanh nghiệp loại này sẽ bị phá sản và ngân hàng cũng bị tác động theo.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất các biện pháp xử lý càng sớm càng tốt. Có thể tổ chức cuộc họp để các Bộ, ngành đề xuất hoặc đưa ra bàn trong Phiên họp Chính phủ tháng 9 năm 2005.
Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.