BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 360/LĐTBXH-LĐTL | Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2010 |
Kính gửi: | Công ty Cổ phần tư vấn Xây dựng Điện lực Hà Nội |
Trả lời công văn số 23CV/HAPEC-TH ngày 19/01/2010 Công ty Cổ phần tư vấn Xây dựng Điện lực Hà Nội về việc hướng dẫn tính trợ cấp thôi việc, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Về thời gian hưởng trợ cấp thôi việc
Bộ luật Lao động có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1995, theo đó từ ngày Bộ luật Lao động có hiệu lực thi hành, không còn chế độ chuyển công tác đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác. Khi người lao động thôi việc ở doanh nghiệp thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động, sau đó chuyển sang doanh nghiệp khác làm việc thì thực hiện giao kết hợp đồng lao động mới. Chế độ trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động và hướng dẫn tại Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/5/2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Tại điểm b, khoản 3, mục III Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/5/2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định: “Đối với công ty nhà nước thực hiện phương án sắp xếp lại hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu (chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ phần hóa, giao, bán) thì áp dụng theo quy định của Nhà nước đối với các trường hợp này”.
Đối với Công ty Cổ phần tư vấn Xây dựng Điện lực Hà Nội được cổ phần hóa từ Trung tâm thiết kế điện thuộc Công ty Điện lực Hà Nội theo Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ thì chế độ đối với người lao động khi doanh nghiệp đã chuyển thành công ty cổ phần được thực hiện như sau:
Theo quy định tại điểm 2.2, khoản 2, mục III Thông tư số 13/2005/TT-LĐTBXH ngày 25/02/2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì trường hợp người lao động từ công ty nhà nước chuyển sang công ty cổ phần thôi việc trong thời gian từ năm thứ 2 đến hết năm thứ 5 kể từ ngày công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì người lao động được trợ cấp thôi việc theo Điều 42 của Bộ luật Lao động. Công ty cổ phần có trách nhiệm thanh toán 50% tổng mức trợ cấp theo quy định của Bộ luật Lao động, số còn lại được thanh toán từ tiền thu của Nhà nước do cổ phần hóa công ty nhà nước.
Tại điểm b, khoản 3, Mục III Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/5/2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định: “Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản doanh nghiệp mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm cộng cả thời gian người lao động làm việc cho mình và thời gian làm việc cho người sử dụng lao động liền kề trước đó để tính trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.”
Trường hợp ông Bùi Quang Thinh chấm dứt hợp đồng lao động tại Công ty Cổ phần tư vấn Xây dựng Điện lực Hà Nội (là doanh nghiệp được cổ phần hóa từ Trung tâm thiết kế điện thuộc Công ty Điện lực Hà Nội), Công ty Cổ phần tư vấn Xây dựng Điện lực Hà Nội có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho ông Thinh trong khoảng thời gian ông Thinh làm việc tại Công ty Cổ phần tư vấn Xây dựng Điện lực Hà Nội và thời gian làm việc tại Trung tâm thiết kế điện thuộc Công ty Điện tực Hà Nội trên cơ sở hợp đồng lao động ông Thinh đã ký với Công ty Điện lực Hà Nội, mà Công ty Cổ phần tư vấn Xây dựng Điện lực Hà Nội tiếp tục thực hiện cho đến khi ông Thinh chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Về tiền lương để tính trợ cấp thôi việc
Theo quy định tại điểm a, khoản 3, Mục III Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/5/2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời để Công ty Cổ phần tư vấn Xây dựng Điện lực Hà Nội biết và thực hiện chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.