BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3483/YT-ĐTr | Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2004 |
Kính gửi: | - Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương |
1) Tổ chức kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện các quy định về sử dụng thuốc trong bệnh viện.
1.1) Thực hiện qui chế kê đơn và bán thuốc theo đơn
a) Bệnh viện có danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện (tên gốc, tên biệt dược) cho bác sĩ kê đơn dễ tra cứu
b) Tiêu chuẩn của một đơn thuốc hợp lý:
- Đúng mẫu đơn quy định
- Thuốc ghi theo tên gốc với thuốc đơn chất
- Ghi chính xác liều dùng mỗi lần, số lần dùng thuốc và thời gian dùng thuốc trong ngày, thời gian cho cả đợt điều trị.
- Thực hiện kê đơn thuốc trên nguyên tắc sau:
+ Khi thật cần thiết phải dùng đến thuốc.
+ Kê những thuốc tối thiểu cần thiết và phải có đủ thông tin về thuốc đó.
+ Chọn thuốc hợp lý cho người bệnh cụ thể, hợp lý về giá và hiệu quả.
+ Chú ý thận trọng với từng cơ địa, trạng thái bệnh lý của người bệnh.
+ Liều hợp lý.
+ Chỉ định dùng thuốc đúng: thời gian, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc.
+ Hạn chế, thận trọng trong các phối hợp nhiều thuốc hoặc dùng thuốc hỗn hợp nhiều thành phần.
+ Thận trọng với các phản ứng phụ, phản ứng có hại của thuốc.
1.2) Kiểm tra các chỉ số về kê đơn ngoại trú:
a) Mỗi chuyên khoa kiểm tra ít nhất 30 đơn thuốc. Trong quá trình kiểm tra không được để ảnh hưởng đến việc khám bệnh.
b) Người kiểm tra sử dụng mẫu số 1 (phiếu chỉ số kê đơn đính kèm theo công văn) và tiến hành kiểm tra đơn tại nơi vào sổ khám bệnh. Ghi chép các chỉ số vào phiếu, sau đó tiến hành tính:
- Số thuốc trung bình cho 01 đơn thuốc.
- Tỉ lệ % thuốc kê tên gốc.
- Tỉ lệ % đơn có kháng sinh.
- Tỉ lệ % đơn có vitamin.
- Tỉ lệ % đơn có dịch truyền.
- Tỉ lệ % đơn có thuốc tiêm.
- Tỉ lệ % các thuốc có trong danh mục thuốc chủ yếu.
c) Ghi chép chi tiết những vi phạm quy chế kê đơn để tổng hợp các vi phạm quy chế.
1.3) Phân tích sử dụng thuốc trong các ca lâm sàng.
a) Giám đốc bệnh viện giao cho Hội đồng thuốc và điều trị tổ chức phân tích sử dụng thuốc trong các ca lâm sàng (bình bệnh án) ít nhất mỗi tháng một lần. Bình bệnh án khách quan với mục tiêu tăng cường sử dụng thuốc hợp lý.
b) Phòng kế hoạch tổng hợp rút ngẫu nhiên 5 đến 10 bệnh án của mỗi khoa, tóm tắt sử dụng thuốc (theo mẫu số 2 kèm theo công văn).
c) Thành phần tham gia bình bệnh án gồm: Chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị (hoặc người được uỷ quyền) chủ trì; thành viên của Hội đồng thuốc và điều trị; thành viên của khoa vi sinh (nếu liên quan đến sử dụng kháng sinh). Khi bình bệnh án của khoa nào thì các bác sĩ điều trị của khoa đó cùng tham gia. Chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị có thể mời thêm các thành phần khác nếu thấy cần thiết.
d) Phân tích sử dụng thuốc theo các nội dung sau:
- Xem xét những ghi chép cơ bản về người bệnh: Số vào viện, giới tính, tuổi, tiền sử bệnh, cơ địa người bệnh….. có được ghi đầy đủ hay không?
- Căn cứ các dấu hiệu lâm sàng, mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, nhịp tim, các kết quả xét nghiệm, kết quả chẩn đoán hình ảnh….để phân tích việc chẩn đoán bệnh chính xác hay không?
- Cùng một lúc chữa một hay nhiều bệnh? Những bệnh nào?
- Thuốc sử dụng phù hợp với chẩn đoán hay không?
- Kiểm tra liều lượng, đường dùng, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc trong ngày; trong đợt điều trị có hợp lý hay không? Kiểm tra hướng dẫn sử dụng thuốc.
- Phát hiện tương tác thuốc. Với các bệnh án của bệnh nhân đang điều trị nếu có thể: khai thác những thuốc người bệnh đã tự điều trị, những thuốc đã điều trị từ tuyến dưới (với người bệnh chuyển viện) để tìm tương tác với các thuốc đang điều trị.
1.4) Kiểm tra hoạt động thông tin thuốc, theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR)
a) Bệnh viện phải có quyết định thành lập đơn vị thông tin thuốc.
b) Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của Đơn vị thông tin thuốc.
c) Kiểm tra việc theo dõi và báo cáo ADR tại các khoa.
d) Kiểm tra việc thực hiện quy chế quảng cáo thuốc:
- Kiểm tra hoạt động giới thiệu thuốc của các doanh nghiệp dược.
- Kiểm tra nội dung giới thiệu thuốc của các doanh nghiệp dược trong sinh hoạt khoa học tại bệnh viện.
2) Xác định những vấn đề còn tồn tại trong sử dụng thuốc
-Từ các chỉ số kê đơn ngoại trú và số liệu về thuốc trong các tóm tắt bệnh án, tính các tỉ lệ các chỉ số sử dụng thuốc cho mỗi khoa sau đó là cho cả bệnh viện (theo mẫu số 3). Lập danh mục 10 thuốc sử dụng nhiều nhất và 10 bệnh mắc cao nhất từ các tóm tắt bệnh án. Kết quả được trình bày bằng bảng hoặc tốt nhất là vẽ đồ thị để phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện. Xác định cụ thể những vấn đề sử dụng thuốc chưa hợp lý, chú ý kiểm tra những thuốc sử dụng nhiều, hay lạm dụng.
3) Tổ chức thảo luận, phân tích tìm nguyên nhân của sử dụng thuốc chưa hợp lý
- Xác định những vấn đề sử dụng thuốc chưa hợp lý trên cơ sở khao học (sách tham khảo, hướng dẫn điều trị…). Tìm nguyên nhân và những yếu tố tác động đến việc sử dụng thuốc chưa hợp lý.
4) Xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục những tồn tại
Trên cơ sở kiểm tra, phân tích, tìm nguyên nhân và các yếu tố tác động đến sử dụng thuốc chưa hợp lý, Giám đốc bệnh viện tiến hành:
a) Đưa ra những biện pháp để giảm tình trạng sử dụng thuốc chưa hợp lý.
b) Giao trách nhiệm, công việc cụ thể cho cá nhân, nhóm hoặc khoa, phòng thực hiện.
c) Định ngày báo cáo và giao trách nhiệm cho cá nhân thu thập và báo cáo kết quả sau khi thực hiện các biện pháp can thiệp.
5) Tổ chức đánh giá hiệu quả, chất lượng các hoạt động:
a) Báo cáo tại khoa phòng hoặc toàn bệnh viện:
- Sau mỗi đợt can thiệp những vấn đề sử dụng thuốc chưa hợp lý tại tất cả các khoa, phòng tại bệnh viện, Giám đốc bệnh viện tổ chức báo cáo kết quả để đánh giá hiệu quả, chất lượng các hoạt động. Các cá nhân được giao trách nhiệm thu thập kết quả thực hiện can thiệp báo cáo trước khoa, phòng hoặc toàn bệnh viện để:
- Thảo luận một cách khách quan, nhấn mạnh những kết quả tích cực đã đạt được so với yêu cầu đề ra ban đầu.
- Người chủ trì đưa ra gợi ý tại sao có sự khác nhau và điều gì dẫn đến sự khác nhau trước và sau khi can thiệp để mọi người có ý kiến trao đổi. Nếu kết quả xấu hơn trước khi can thiệp thì cần bàn lận tìm biện pháp can thiệp tiếp để cải thiện tình trạng chưa tốt; nếu kết quả tốt hơn thì tiến hành áp dụng biện pháp can thiệp này tại các khoa trong bệnh viện.
- Gửi báo cáo kết quả lên cơ quan quản lý trực tiếp (Sở Y tế, Bộ Y tế)
b) Báo cáo tại các cấp quản lý:
- Sau mỗi đợt kiểm tra, can thiệp sử dụng thuốc tại các bệnh viện yêu cầu các đơn vị báo cáo:
- Sở Y tế tổ chức báo cáo kết quả trong cuộc họp gồm các thành phần: lãnh đạo và chuyên viên Sở Y tế, lãnh đạo các bệnh viện.
- Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ và Y tế ngành báo cáo kết quả về Bộ Y tế.
- Phương thức báo cáo:
+ Đưa ra kết quả bằng đồ thị để đánh giá sự khác nhau giữa các bệnh viện.
+ Đánh giá kết quả đạt được (tốt hơn, chưa thay đổi, xấu hơn)
+ Nêu những tồn tại và phân tích nguyên nhân.
+ Nêu những hoạt động kiểm tra, giám sát tiếp tục.
- Sau mỗi đợt can thiệp những vấn đề sử dụng thuốc chưa hợp lý mà kết quả vẫn không tốt hơn cần tiến hành lại theo yêu cầu từ 1 đến 5.
- Nhận đựơc công văn này, Giám đốc bệnh viện khẩn trương thực hiện, can thiệp điều chỉnh sử dụng thuốc hợp lý trong bệnh viện. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, đề nghị báo cáo về Bộ Y tế (Vụ Điều trị) để kịp thời sửa chữa, bổ sung, hướng dẫn cho phù hợp.
| TL. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
MẪU 1:
PHIẾU CHỈ SỐ KÊ ĐƠN
Phòng khám……………………..Người kiểm tra………………….Ngày……………
STT | Ngày kê đơn | Tuổi (năm) | Tổng số thuốc | Số thuốc Tên gốc | K.sinh (0/1) | Vitamin (0/1) | Dịch truyền (0/1) | Thuốc tiêm (0/1) | Thuốc chủ yếu (số thuốc) | Chẩn đoán | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Trungbình |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Phần trăm |
|
| % tổng số thuốc | % tổng số ca | % tổng số ca | % tổng số ca | % tổng số ca | % tổng số thuốc |
|
|
* 0: Không ; 1: Có * Tuổi trẻ em dưới 2 tuổi ghi theo tháng (Ví dụ:20 th)
MẪU 2:
TÓM TẮT BỆNH ÁN
Bệnh viện……………………………………………………………………………………………
Người tóm tắt……………………….......................Ngày tóm tắt…………………………........
Chẩn đoán | Ngày | Số vào viện của BN | Tuổi | Giới | Tiền sử bệnh | |
|
|
|
|
| ||
| Mô tả bệnh | Code (ICD 10) | ||||
1. |
|
|
| |||
2. |
|
|
| |||
3. |
|
|
| |||
|
|
|
| |||
Kết quả Cận lâm sàng Chẩn đoán hình ảnh | 1. Công thức máu: Hồng cầu: ; Bạch cầu: (N %; B %; E %; L %; M %) 2. X quang: 3. Siêu âm 4. XN khác: | |||||
Phương pháp điều trị: (Nếu phẫu thuật không tóm tắt thuốc tiền mê và thuốc mê, chỉ ghi thuốc trước và sau phẫu thuật) | ||||||
Ngày | Tên thuốc, hàm lượng (nồng độ) | Liều dùng | Đường dùng | Số lần/24h | Số ngày dùng | Mạch, nhiệt độ, HA Cân nặng; Diễn lâm sàng đặc biệt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số ngày điều trị: Kết quả điều trị:
MẪU 3:
PHIẾU BÁO CÁO CHỈ SỐ
Bệnh viện……………………………………….Ngày………………………………..
Tổng số ca kiểm tra | Tỉ lệ (%) | Nhận xét sơ bộ | |
Ngoại trú | Nội trú |
| |
Số thuốc trung bình cho 01 đơn thuốc (ghi số lượng) | | |
|
Tỉ lệ thuốc được ghi tên gốc | % | % |
|
Tỉ lệ các đơn có kháng sinh | % | % |
|
Tỉ lệ đơn có vitamin | % | % |
|
Tỉ lệ người bệnh nội trú dùng dịch truyền | % | % |
|
Tỉ lệ đơn có thuốc tiêm | % | % |
|
Tỉ lệ các thuốc có trong danh mục thuốc chủ yếu | % | % |
|
Sẵn có danh mục thuốc chủ yếu (Ghi Có/ Không) | | |
|
Nhận xét:
Kiến nghị:
Trưởng đơn vị ký tên | Trưởng đoàn kiểm tra ký tên |
Nhận xét:
Kiến nghị:
Thay mặt đơn vị | Thay mặt đoàn kiểm tra |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.