BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 347/TCHQ-TXNK | Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2021 |
Kính gửi: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thành Nam
(Đ/c: Số 80 Đông A, Khu đô thị Hòa Vượng, TP. Nam Định, tỉnh Nam Định)
Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 382/CV-BIDV.THNA ngày 03/4/2020 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thành Nam (sau đây gọi là Ngân hàng) đề nghị tiếp tục hướng dẫn xử lý tài sản bảo đảm là hàng hóa nhập khẩu miễn thuế. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Về việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14
Căn cứ quy định tại Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 (sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018) của Chính phủ, Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 (sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018) của Bộ Tài chính thì tài sản bảo đảm là hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế nhưng thay đổi mục đích được miễn thuế (bị kê biên, bán đấu giá để thực hiện nghĩa vụ trả nợ với Ngân hàng) thì Công ty (chủ hàng hóa) phải khai tờ khai hải quan mới, kê khai, nộp đủ các loại thuế ở khâu nhập khẩu trước khi thực hiện kê biên, bán đấu giá.
Căn cứ Điều 4 Nghị quyết số 42/2017/QH14 quy định:
1. Nợ xấu quy định tại Nghị quyết này bao gồm:
a) Khoản nợ được hình thành và xác định là nợ xấu trước ngày 15 tháng 8 năm 2017;
b) Khoản nợ được hình thành trước ngày 15 tháng 8 năm 2017 và được xác định là nợ xấu trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực.
Việc xác định khoản nợ là nợ xấu căn cứ vào Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này. Trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sửa đổi Phụ lục theo đề nghị của Chính phủ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản khoản nợ là nợ xấu khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết này.
Căn cứ khoản 2 Điều 152 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định: Đối với các khoản tiền thuế nợ đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2020 thì được xử lý theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
Căn cứ khoản 2 Điều 43 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định: Đối với các khoản tiền thuế nợ đến hết ngày 30/6/2020 thì được xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2029/QH14 và tại Nghị định này trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
Căn cứ khoản 8 Điều 17, khoản 6 Điều 30 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại có trách nhiệm nộp thuế thay cho người nộp thuế nếu phải xử lý tài sản cầm cố, thế chấp là hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế nhưng người khai thuế chưa nộp đủ thuế (Nghị định số 126/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 05/12/2020);
Căn cứ khoản 2 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 quy định: Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn,
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp xử lý tài sản bảo đảm thuộc khoản nợ xấu trước ngày 15/8/2017 thì thực hiện theo Nghị quyết số 42/2017/QH14. Đối với việc xử lý tài sản bảo đảm không thuộc khoản nợ xấu được quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 thì đề nghị căn cứ quy định tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP để thực hiện.
2. Về việc xử lý tài sản bảo đảm là hàng hóa nhập khẩu miễn thuế cầm cố, thế chấp tại ngân hàng
Căn cứ điểm m khoản 4 Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế;
Căn cứ điểm b khoản 6 Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn nộp tiền thuế ấn định;
Căn cứ khoản 8 Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người khai thuế;
Căn cứ khoản 6 Điều 30 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại;
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 (sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019) của Bộ Tài chính quy định: Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích để bán: trị giá hải quan là trị giá khai báo được xác định trên cơ sở giá thực tế bán. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp thì xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá quy định tại Thông tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa;
Căn cứ các quy định nêu trên, kể từ ngày 05/12/2020 (ngày hiệu lực của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP) thì đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, người nộp thuế cầm cố, thế chấp để làm tài sản bảo đảm các khoản vay, trường hợp tổ chức tín dụng phải xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ nhưng người nộp thuế chưa kê khai tờ khai hải quan mới, nộp đủ thuế theo quy định của pháp luật về hải quan thì được xử lý như sau:
a) Ngân hàng cung cấp thông tin về hàng hóa cầm cố, thế chấp cho cơ quan hải quan để thực hiện ấn định thuế, trong đó nêu rõ tên hàng, số lượng, chủng loại, trị giá thực tế bán.
b) Trên cơ sở thông tin do Ngân hàng cung cấp, cơ quan hải quan căn cứ Điều 52 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP để ban hành quyết định ấn định thuế.
Trị giá tính thuế là trị giá khai báo được xác định trên cơ sở giá thực tế bán. Thời hạn nộp thuế là ngày ký ban hành quyết định ấn định thuế.
c) Ngân hàng có trách nhiệm nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan theo quy định tại Điều 17, Điều 30 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP .
Tổng cục Hải quan có ý kiến để Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thành Nam được biết./.
| TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.