BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3451/BTP-TGPL | Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2017 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Ngày 20/6/2017, Luật Trợ giúp pháp lý số 11/2017/QH14 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Để triển khai hiệu quả Luật này, ngày 12/9/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1355/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý. Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp trân trọng đề nghị Quý Cơ quan quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện một số công việc sau đây:
1. Triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý (ban hành kèm theo Quyết định số 1355/QĐ-TTg ngày 12/9/2017); sớm ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý tại địa phương.
2. Tập trung triển khai hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm của công tác trợ giúp pháp lý là cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí trong các vụ việc cụ thể, liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý, đặc biệt là vụ việc tham gia tố tụng một cách kịp thời, có chất lượng cao.
3. Bố trí kinh phí và cơ sở vật chất để triển khai hiệu quả Luật Trợ giúp pháp lý trong năm 2018 và những năm tiếp theo, bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhu cầu trợ giúp pháp lý của người thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên địa bàn.
Việc chi trả kinh phí cho vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành. Đối với địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, ưu tiên bố trí ngân sách từ số bổ sung cân đối ngân sách hàng năm cho hoạt động trợ giúp pháp lý để hỗ trợ cho việc thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình.
4. Rà soát, củng cố, kiện toàn và tăng cường năng lực cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước, có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý, cử chuyên viên pháp lý đi đào tạo để phát triển thành Trợ giúp viên pháp lý.
5. Tăng cường công tác truyền thông về quyền được trợ giúp pháp lý, tổ chức và người thực hiện trợ giúp pháp lý trên phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức truyền thông khác, trong đó chú trọng đến các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm giúp người thuộc diện được trợ giúp pháp lý biết và sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu.
6. Có biện pháp tăng cường sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả với các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan nhà nước, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý trên địa bàn.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tư pháp (Cục Trợ giúp pháp lý, số 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội, số điện thoại: 02.462.739.638) để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, phối hợp của Quý Cơ quan./.
| BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.