VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3307/VPCP-V.III | Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2013 |
Kính gửi: | - Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quốc phòng, Công an, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nội vụ, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội, Ngoại giao; |
Để triển khai thực hiện các nhiệm vụ đề ra tại Hội nghị xúc tiến đầu tư và an sinh xã hội vùng Tây Bắc năm 2013 nhằm đẩy mạnh, thu hút đầu tư, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội Vùng trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc có ý kiến như sau:
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, làm cơ sở để các Bộ, ngành các địa phương rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch ngành, quy hoạch tổng thể các tỉnh, gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015 phối hợp với yêu cầu mới, tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai các dự án phát triển trên địa bàn Tây Bắc.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, hỗ trợ các tỉnh xây dựng và triển khai các chương trình, dự án phát triển vùng chuyên canh tập trung phù hợp với lợi thế của các tiểu vùng, gắn với cơ sở công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt chú ý ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp cho các sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh như vùng nguyên liệu gỗ giấy, cây chè, cao su, cà phê, cây ăn quả, cây dược liệu, chăn nuôi đại gia súc, thủy sản nước lạnh và các cây con đặc sản của vùng.
3. Bộ Giao thông vận tải xúc tiến việc chuẩn bị và đẩy nhanh tiến độ đầu tư, nâng cấp các tuyến giao thông trọng điểm, nhất là các dự án đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Lào Cai, đường Hồ Chí Minh (đoạn Hà Nội – Cao Bằng), Quốc lộ 37, 279, …. Tập trung huy động nguồn vốn các dự án giao thông để tạo thành mạng lưới liên hoàn nâng cao hiệu quả vận tải trong vùng và đến các đầu mối giao lưu kinh tế.
4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổng hợp nhu cầu an sinh xã hội vùng Tây Bắc, đặc biệt là nhu cầu xóa nhà tạm, dột nát, kiên cố hóa trường lớp học, nhà học sinh bán trú, nâng cấp trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện…. nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn các chương trình an sinh xã hội, phù hợp với đặc điểm của mỗi dân tộc, mỗi vùng. Vận động các nhà tài trợ tham gia công tác an sinh xã hội trên địa bàn Tây Bắc.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại đáp ứng vốn các dự án đầu tư cho vùng Tây Bắc như đã cam kết tại Hội nghị xúc tiến đầu tư và an sinh xã hội vùng Tây Bắc năm 2013; hàng năm phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các tỉnh trong vùng tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư gắn với công tác an sinh xã hội.
6. Đại học quốc gia Hà Nội phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các viện nghiên cứu, các trường đại học và Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc đến năm 2020 tầm nhìn 2030.
7. Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính…., theo chức năng nhiệm vụ của mình, tích cực đổi mới công tác quản lý và chỉ đạo các địa phương tổ chức thực hiện đồng bộ để đẩy mạnh thu hút đầu tư và an sinh xã hội vùng Tây Bắc, nhất là trong giải quyết các vấn đề về quyền sử dụng đất đai, quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản, xúc tiến thương mại, du lịch, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, khai thác nguồn vốn đầu tư, tài trợ ..., để khai thác tiềm năng, thế mạnh của Vùng.
8. Ủy ban nhân dân các tỉnh vùng Tây Bắc làm tốt công tác thu hút đầu tư phát triển trên địa bàn. Tập trung công tác rà soát, điều chỉnh, quản lý quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho phù hợp với yêu cầu thực tế; vận dụng sáng tạo các chủ trương, cơ chế, chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước vào địa bàn; xây dựng và quản lý có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng, các khu, cụm công nghiệp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, tiện lợi, đảm bảo sự bình đẳng, công khai, minh bạch trong quá trình vận động, thu hút đầu tư. Đối với các dự án triển khai trên địa bàn nhiều tỉnh, cần chủ động phối hợp giữa các địa phương, các Bộ, ngành liên quan để thực hiện có hiệu quả.
9. Ban Chỉ đạo Tây Bắc phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương trong vùng Tây Bắc nghiên cứu cơ chế liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa vùng Tây Bắc với các trung tâm phát triển, trước hết là cho các lĩnh vực phát triển vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm sản; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; đào tạo nguồn nhân lực; phát triển dịch vụ, du lịch ….. và những cơ chế, chính sách phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo vùng Tây Bắc; đồng thời, đôn đốc các đơn vị tài trợ đảm bảo đúng cam kết đã công bố và phân chia số lượng kinh phí cho 14 tỉnh trong Vùng công bằng, kịp thời nhằm xóa nhà tạm cho người dân.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, cơ quan liên quan, Ban Chỉ đạo Tây Bắc và các tỉnh vùng Tây Bắc biết, thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.