BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/CV-KL | Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2006 |
Kính gửi: | - Chi cục kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; |
Thời gian qua, Cục Kiểm lâm nhận được đề nghị của một số Chi cục Kiểm lâm về hướng dẫn nghiệp vụ khi áp dụng một số quy định về kiểm tra, kiểm soát lâm sản ban hành kèm theo Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN ngày 10/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sau đây viết tắt là Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN), Cục Kiểm lâm hướng dẫn như sau:
1. Về quy định “không kiểm tra thủ tục vận chuyển, cất giữ, chế biến” tại Điều 4 của Quyết định 59/2005/QĐ-BNN.
a) Than hầm là một dạng lâm sản đặc thù không phải “phế liệu gỗ, lâm sản khác”, do vậy không áp dụng quy định “không phải kiểm tra thủ tục vận chuyển, cất giữ, chế biến” theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 của Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN.
b) Các loại phản gỗ, bao gồm cả phản gỗ đã bào, có chân (liễng phản) không phải là “đồ mộc hoàn chỉnh” do vậy không áp dụng quy định “không phải kiểm tra thủ tục vận chuyển, cất giữ, chế biến” theo quy định tại Khoản 2, Điều 4 của Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN.
2. Về quy định “Kiểm lâm địa bàn hướng dẫn và tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn” trong việc xác nhận nguồn gốc gỗ, lâm sản tại các Điều 7, 8, 10, 11 của Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN.
a) Kiểm lâm địa bàn hướng dẫn và tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận nguồn gốc lâm sản trong các trường hợp:
- Xác nhận lâm sản quy định tại Khoản 1, Điều 8 của Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN của chủ rừng là tổ chức;
- Xác nhận lâm sản quy định tại Khoản 2, Điều 7; Khoản 2, Điều 8; Khoản 2, Điều 10 và Khoản 2 Điều 11 của Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN của cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân.
b) Nội dung hướng dẫn và tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận nguồn gốc lâm sản như sau:
Kiểm lâm quản lý địa bàn nơi có lâm sản khai thác hướng dẫn chủ rừng lập Bảng kê lâm sản (mẫu Bảng kê lâm sản kèm theo), nếu lâm sản khai thác đúng quy định hiện hành của Nhà nước, thì Kiểm lâm địa bàn ký, ghi rõ họ tên vào Bảng kê lâm sản và chuyển ngay đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có rừng xác nhận (Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu Ủy ban nhân dân cấp xã vào Bảng kê lâm sản).
c) Kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm theo dõi, thống kê, báo cáo Hạt Kiểm lâm theo quy định hiện hành và chịu trách nhiệm về việc hướng dẫn, tham mưu của mình.
3. Về quy định “kiểm tra, kiểm soát lâm sản đang vận chuyển, lưu thông trên đường bộ, đường thủy” tại Điều 16 của Quyết định 59/2005/QĐ-BNN.
a) Xác định căn cứ để dừng phương tiện theo tin báo của các tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 16 của Quyết định 59/2005/QĐ-BNN.
- Khi nhận được tin báo từ các tổ chức, cá nhân về phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép, công chức kiểm lâm nhận tin báo phải báo cáo cho thủ trưởng đơn vị, vào sổ Theo dõi tin báo.
- Trường hợp công chức kiểm lâm nhận tin báo khi đang ở ngoài trụ sở cơ quan và trong khi phương tiện đó đang lưu thông, thì có thể tổ chức ngay việc dừng phương tiện để kiểm tra, nhưng phải báo cáo thủ trưởng đơn vị, vào sổ Theo dõi tin báo chậm nhất là trong ngày làm việc kế tiếp kể từ khi nhận được tin báo.
- Trường hợp công chức kiểm lâm nhận tin báo của cá nhân bằng điện thoại hoặc cá nhân báo tin trực tiếp về phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép, thì công chức kiểm lâm nhận tin báo phải yêu cầu người báo tin cung cấp thông tin cá nhân: họ và tên, địa chỉ, số điện thoại. Nếu cá nhân báo tin không cung cấp các thông tin này, công chức kiểm lâm nhận tin báo phải báo cáo ngay cho thủ trưởng đơn vị để chỉ đạo xác minh nguồn tin, vào sổ Theo dõi tin báo. Trường hợp phương tiện đang lưu thông, thì có thể tổ chức ngay việc dừng phương tiện để kiểm tra.
- Mọi trường hợp có tin báo, công chức kiểm lâm nhận tin báo và thủ trưởng đơn vị phải bảo đảm bí mật thông tin. Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm lập sổ Theo dõi tin báo, tổ chức việc quản lý sổ Theo dõi tin báo theo chế độ quản lý tài liệu mật.
b) Quy định về không đặt rào chắn (Barie) trên đường bộ để dừng phương tiện giao thông phục vụ cho kiểm soát lâm sản.
- Đường bộ quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 16 của Quyết định 59/2005/QĐ-BNN bao gồm: đường quốc lộ, đường tỉnh lộ.
- Quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 16 của Quyết định 59/2005/QĐ-BNN không áp dụng đối với các Trạm Kiểm soát cửa rừng. Trạm Kiểm soát lâm sản không đặt ở các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ.
Trong trường hợp đặc biệt cần thiết phải đặt rào chắn trên đường tỉnh lộ trong một thời gian nhất định để tăng cường kiểm soát lâm sản ở những “Điểm nóng”, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bằng văn bản.
4. Về đóng búa kiểm lâm đối với gỗ tròn, gỗ xẻ
Việc đóng búa kiểm lâm thực hiện theo quy định tại Quyết định số 69/2001/QĐ-BNN-KL ngày 26/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho đến khi Nhà nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực thay thế Quyết định này.
5. Thủ tục vận chuyển, tiêu thụ gỗ rừng trồng, vườn nhà, cây trồng phân tán được các tổ chức, cá nhân thu mua từ các chủ rừng khác.
a) Đối với tổ chức
- Khi vận chuyển, tiêu thụ gỗ rừng trồng, vườn nhà, cây trồng phân tán thu mua từ các chủ rừng khác là tổ chức gồm: hóa đơn bán hàng hoặc phiếu xuất kho và hồ sơ về nguồn gốc gỗ của chủ rừng theo quy định tại Điểm a và b, Khoản 1, Điều 8 của Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN.
- Khi vận chuyển, tiêu thụ gỗ rừng trồng, vườn nhà, cây trồng phân tán thu mua từ các chủ rừng là cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân gồm: hóa đơn bán hàng hoặc phiếu xuất kho và hồ sơ về nguồn gốc gỗ của chủ rừng theo quy định tại Điểm Khoản 2, Điều 8 của Quyết định 59/2005/QĐ-BNN.
b) Đối với cá nhân
- Khi vận chuyển, tiêu thụ gỗ rừng trồng, vườn nhà, cây trồng phân tán mua từ các chủ rừng là tổ chức có hồ sơ về nguồn gốc gỗ của chủ rừng theo quy định tại Điểm a và b, Khoản 1, Điều 8 của Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN.
- Khi vận chuyển, tiêu thụ gỗ rừng trồng, vườn nhà, cây trồng phân tán mua từ các chủ rừng là cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân khác có hồ sơ về nguồn gốc gỗ của chủ rừng theo quy định tại Khoản 2, Điều 8 của Quyết định 59/2005/QĐ-BNN.
Nơi nhận: | CỤC TRƯỞNG |
MẪU BẢNG KÊ LÂM SẢN
(Kèm theo công văn số 33/CV-KL ngày 11 tháng 01 năm 2006 của Cục Kiểm lâm)
BẢNG KÊ
GỖ, THỰC VẬT RỪNG, SẢN PHẨM CHƯA HOÀN CHỈNH
Chủ rừng/cơ sở chế biến: .....................................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Địa danh khai thác (lô, Khoảnh, tiểu khu): ................................................................................
Nơi khai thác, chế biến (xã, huyện, tỉnh):.................................................................................
Thời gian vận chuyển: từ……./……./200….. đến ……./……../200……
Nơi vận chuyển đến: .............................................................................................................
Số TT | Tên gỗ, lâm sản | Đơn vị tính | Số lượng (trọng lượng) | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
| |
|
|
|
| |
|
|
|
|
Tổng cộng: ...........................................................................................................................
(bằng chữ: .......................................................................................................................... )
|
| …….ngày….tháng…..năm 200… |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.