BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3217/TCMT-QLCT | Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2018 |
Kính gửi: Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05 tháng 06 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020, trên cơ sở Công văn số 1290/TCMT-KSON ngày 19 tháng 5 năm 2017 của Tổng cục Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung thuộc tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm, Tổng cục Môi trường đã xây dựng "Hướng dẫn thực hiện tiêu chí môi trường của mô hình xã nông thôn mới kiểu mẫu".
Tổng cục Môi trường kính gửi quý Sở hướng dẫn thực hiện tiêu chí để áp dụng, triển khai thực hiện "Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016-2020" tại địa phương. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời bằng văn bản về Tổng cục Môi trường để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, cập nhật.
Trân trọng./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN XÃ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 691/QĐ-TTG NGÀY 05 THÁNG 06 NĂM 2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Kèm theo Công văn , ngày của Tổng cục Môi trường)
Thực hiện Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05 tháng 06 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020, triển khai Khoản 3 Điều 1 quy định về Tiêu chí môi trường, Tổng cục Môi trường hướng dẫn chi tiết tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu, cụ thể như sau:
Việc triển khai tiêu chí môi trường trong mô hình xã nông thôn mới kiểu mẫu tiếp tục được thực hiện theo các nội dung đã quy định tại "Hướng dẫn thực hiện một số nội dung thuộc tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm" trong Công văn số 1290/TCMT-KSON ngày 19 tháng 5 năm 2017 của Tổng cục Môi trường về hướng dẫn thực hiện một số nội dung thuộc tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm. Ngoài ra, để đảm bảo thực hiện điểm 3 Điều 1 Quyết định số 691/QĐ-TTg, đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các địa phương trực thuộc tỉnh thực hiện một số nội dung sau :
1. Thực hiện thống kê, đánh giá hiện trạng làm tiền đề lập kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu nông thôn mới kiểu mẫu
Trong đó, đơn vị có chức năng cần tiến hành điều tra, khảo sát thu thập số liệu và đánh giá hiện trạng các tiêu chí về môi trường được đưa ra tại điểm 3 Điều 1 Quyết định số 691/QĐ-TTg từ đó đánh giá hiện trạng thực hiện tại các địa phương để làm tiền đề định hướng mục tiêu và xây dựng kế hoạch thực hiện, cụ thể như sau:
1.1. Đối với tiêu chí về tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý theo đúng quy định đạt từ 90% trở lên; tỷ lệ rác thải sinh hoạt được phân loại, áp dụng biện pháp xử lý phù hợp đạt từ 50% trở lên
a. Thông tin cần thu thập, tổng hợp
- Số liệu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương.
- Số liệu chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, vận chuyển về khu xử lý.
- Số liệu các hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
- Số liệu chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại quá trình thu gom, xử lý chất thải.
- Số liệu chất thải rắn sau khi phân loại được áp dụng biện pháp xử lý phù hợp.
- Số liệu bao bì, chai lọ nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật phát sinh và được thu gom, xử lý đúng quy định.
- Số liệu về số bãi rác tập trung, quy mô bãi rác, khả năng đáp ứng về môi trường theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 261: 2001 – Bãi chôn lấp chất thải rắn – Tiêu chuẩn thiết kế, Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18 tháng 1 năm 2001 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn; QCVN 07:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật Đô thị.
- Số liệu về nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung (quy mô, công suất, tình trạng hoạt động).
b. Các nội dung đánh giá
- Tỷ lệ chất thải rắn phát sinh được thu gom.
- Tỷ lệ chất thải rắn chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi rác tập trung có khả năng đáp ứng về môi trường.
- Tỷ lệ chất thải rắn được xử lý tại nhà máy xử lý chất thải rắn.
- Tỷ lệ bao bì, chai lọ nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật được thu gom, xử lý đúng quy định.
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường.
1.2. Đối với tiêu chí có từ 60% trở lên số tuyến đường xã, thôn, bản, ấp có rãnh thoát nước và được trồng cây bóng mát hoặc trồng hoa, cây cảnh toàn tuyến
a. Thông tin cần thu thập, tổng hợp
- Số liệu về số hộ đã cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào, chưa cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào.
- Số liệu về tổng diện tích đường chính, ngõ đã bê tông/gạch hóa, chưa bê tông/gạch hóa.
- Số liệu về rãnh thoát nước thải sinh hoạt của các thôn, bản, xóm, làng.
- Số liệu về số hộ dân có bể tự hoại;
- Số liệu nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt trước khi xả ra môi trường tiếp nhận.
b. Các nội dung đánh giá
- Tỷ lệ số hộ đã cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào.
- Tỷ lệ đường đã được bê tông/gạch hóa.
- Tỷ lệ nhà dân có bể tự hoại, đảm bảo không xả trực tiếp ra môi trường, cống, rãnh thoát nước.
- Tỷ lệ cống, rãnh thoát nước tại các khu dân cư và tỷ lệ cống, rãnh thoát nước đáp ứng QCVN 14:2008/BTNMT.
1.3. Đối với tiêu chí về việc có mô hình bảo vệ môi trường (hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ, đội, nhóm, tham gia thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, vệ sinh đường làng ngõ xóm và các khu vực công cộng; câu lạc bộ, đội tuyên truyền về bảo vệ môi trường) hoạt động thường xuyên,hiệu quả, thu hút được sự tham gia của cộng đồng
a. Thông tin cần thu thập, tổng hợp
- Số liệu về hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ, đội, nhóm tham gia thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, vệ sinh đường làng ngõ xóm và các khu vực công cộng đang hoạt động: số lượng đơn vị đang hoạt động, mức độ tự chủ của đơn vị, mức độ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn và vệ sinh khu vực công cộng.
- Số liệu về câu lạc bộ, đội tuyên truyền về bảo vệ môi trường đang hoạt động; các chương trình hoạt động, mức độ tham gia của người dân.
- Số liệu các vụ việc phản ánh của người dân, truyền thông đã nhận được, đã được giải quyết, chưa được giải quyết.
b. Các nội dung đánh giá
- Đánh giá hiệu quả mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ, đội, nhóm, tham gia thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, vệ sinh đường làng ngõ xóm và các khu vực công cộng
Số liệu về câu lạc bộ, đội tuyên truyền về bảo vệ môi trường đang hoạt động;
- Số liệu câu lạc bộ, đội tuyên truyền về bảo vệ môi trường
- Đánh giá chương trình làm việc, hiệu quả thu hút sự tham gia của cộng đồng.
- Số liệu về các phản ánh của cộng đồng dân cư, truyền thông về ô nhiễm môi trường tại địa phương được giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết.
1.4. Đối với tiêu chí có từ 90% hộ chăn nuôi có chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường
a. Thông tin cần thu thập, tổng hợp
- Số liệu cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi, chế biến thực phẩm trong khu dân cư.
- Số liệu các khu sản xuất, kinh doanh tập trung chăn nuôi ngoài khu dân cư.
- Số liệu cơ sở chưa đảm bảo về môi trường khi hoạt động.
b. Các nội dung đánh giá
- Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi, chế biến thực phẩm trong khu dân cư không gây ô nhiễm môi trường.
- Tỷ lệ khu sản xuất, kinh doanh tập trung chăn nuôi ngoài khu dân cư không gây ô nhiễm môi trường.
1.5. Đối với tiêu chí 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện xử lý rác thải, nước thải đạt tiêu chuẩn và đảm bảo bền vững
a. Thông tin cần thu thập, tổng hợp
- Dữ liệu về nguồn thải (khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ) tại địa phương; lượng nước thải, thành phần, tính chất nước thải, khí thải.
- Dữ liệu về làng nghề (số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, loại hình sản xuất). Hiện trạng môi trường làng nghề, mức độ xử lý chất thải của làng nghề, phương án bảo vệ môi trường và hình thức tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề.
- Dữ liệu về kết quả thanh tra, kiểm tra các cơ sở trên địa bàn xã, huyện. Tiến độ khắc phục các vi phạm về bảo vệ môi trường.
- Tổng hợp các phản ánh của người dân, phương tiện truyền thông về ô nhiễm môi trường, các giải pháp của chính quyền
b. Các nội dung đánh giá
- Số liệu về các nguồn thải thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường, tỷ lệ nguồn thải có các vi phạm về bảo vệ môi trường, tỷ lệ nguồn thải đã khắc phục các vi phạm về bảo vệ môi trường.
- Số liệu về các cơ sở sản xuất trong làng nghề có xử lý chất thải, nước thải theo các quy định về bảo vệ môi trường, số làng nghề có hệ thống xử lý nước thải tập trung hoạt động hiệu quả, hiện trạng môi trường tại các làng nghề.
- Các vấn đề môi trường, điểm nóng về môi trường tại địa phương.
2. Lập kế hoạch thực hiện các tiêu chí quy định tại điểm 3 Điều 1 Quyết định số 691/QĐ-TTg căn cứ trên các mục tiêu cụ thể được xác định
Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện tiêu chí môi trường theo Quyết định số 691/QĐ-TTg tập trung vào các nội dung sau:
1.1. Để đạt được tiêu chí tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý theo đúng quy định đạt từ 90% trở lên; tỷ lệ rác thải sinh hoạt được phân loại, áp dụng biện pháp xử lý phù hợp đạt từ 50% trở lên:
a. Mục tiêu cần đạt được
- 100% chất thải rắn phát sinh được thu gom và 90% được phân loại, xử lý phù hợp.
- 50% chất thải rắn sinh hoạt được phân loại và được áp dụng biện pháp xử lý phù hợp theo hướng tiết kiệm tài nguyên.
b. Nội dung cần thực hiện
- Thành lập tổ dịch vụ thu gom rác thải hoạt động theo cơ chế thị trường, hiệu quả, thường xuyên.
- Xây dựng, vận hành thường xuyên mô hình phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt tại khu xử lý chất thải.
- Quy hoạch, xây dựng, củng cố lại các khu chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đạt quy chuẩn kỹ thuật.
- Hướng tới xây dựng các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung, giảm thiểu các lò đốt quy mô nhỏ.
- Duy tu, bảo dưỡng các lò đốt chất thải sinh hoạt nhỏ lẻ hiện đang sẵn có. Không tiếp tục phát triển mới các lò đốt chất thải rắn sinh hoạt nhỏ lẻ, thay vào đó hình thành các khu xử lý chất thải sinh hoạt tập trung.
- Thiết lập hệ thống thu gom, đảm bảo 90% trở lên lượng bao bì, chai lọ nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật được thu gom, xử lý theo đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Tuyên truyền, vận động người dân thu gom, phân loại rác tại nguồn, khen thưởng các điển hình về phân loại rác tại nguồn.
1.2. Để đạt được tiêu chí về 60% trở lên số tuyến đường xã, thôn, bản, ấp có rãnh thoát nước và được trồng cây bóng mát hoặc trồng hoa, cây cảnh toàn tuyến, cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể và nội dung thực hiện như sau:
a. Mục tiêu cần đạt được
- Tăng tỷ lệ số hộ đã cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào với hiện trạng.
- Tăng tỷ lệ bê tông/gạch hóa đường, ngõ.
- 100% tỷ lệ nhà dân có bể tự hoại, đảm bảo không xả trực tiếp ra môi trường, cống, rãnh thoát nước.
- 70% khu dân cư có rãnh thoát nước chung.
- 60% tỷ lệ cống, rãnh thoát nước đáp ứng QCVN 14:2008/BTNMT.
b. Nội dung cần thực hiện
- Đề xuất giải pháp công trình tăng tỷ lệ số tuyến đường xã, thôn, bản, ấp có rãnh thoát nước và được trồng cây bóng mát hoặc trồng hoa, cây cảnh toàn tuyến.
- Vận động chuyển đổi mô hình, có chế tài đối với các cơ sở chăn nuôi trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường.
- Hỗ trợ số nhà dân có bể tự hoại, đảm bảo không xả trực tiếp ra môi trường, cống, rãnh thoát nước.
- 100% cống, rãnh thoát nước đầu tư xây dựng mới đáp ứng QCVN 14:2008/BTNMT
- Số lượng cống, rãnh thoát nước cần sửa chữa, nâng cấp để đạt QCVN 14:2008/BTNMT.
1.3. Đối với tiêu chí về các mô hình bảo vệ môi trường (hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ, đội, nhóm, tham gia thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, vệ sinh đường làng ngõ xóm và các khu vực công cộng; câu lạc bộ, đội tuyên truyền về bảo vệ môi trường) hoạt động thường xuyên,hiệu quả, thu hút được sự tham gia của cộng đồng
a. Mục tiêu cụ thể cần đạt được
- Có mô hình bảo vệ môi trường thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, vệ sinh đường làng ngõ xóm và các khu vực công cộng hoạt động thường xuyên, hiệu quả.
- Có câu lạc bộ, đội tuyên truyền về bảo vệ môi trường) hoạt động thường xuyên, hiệu quả, thu hút được sự tham gia của cộng đồng.
b. Nội dung cần thực hiện
- Thành lập tổ dịch vụ thu gom rác thải hoạt động theo cơ chế thị trường hoạt động thường xuyên, hiệu quả, thu hút được sự tham gia của cộng đồng.
- Thành lập câu lạc bộ, đội tuyên truyền về bảo vệ môi trường. Có chương trình hoạt động, kinh phí thực hiện để đảm bảo hiệu quả và thu hút được sự tham gia của cộng đồng.
- Tối thiểu có 04 chương trình được tổ chức hàng năm (tương ứng với các ngày lễ, ngày môi trường thế giới...); phần trăm (%) dân số/số hộ dân tham gia, tiếp cận được với thông tin và tự giác thực hiện việc giữ gìn vệ sinh môi trường tại nơi sinh sống và sản xuất.
1.4. Đối với tiêu chí 90% hộ chăn nuôi có chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường
a. Mục tiêu cụ thể cần đạt được
- 90% cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi, chế biến thực phẩm trong khu dân cư không gây ô nhiễm môi trường.
- 100% khu sản xuất, kinh doanh tập trung chăn nuôi ngoài khu dân cư không gây ô nhiễm môi trường.
b. Nội dung cần thực hiện
- Vận động, hỗ trợ các hộ chăn nuôi có chuồng trại có hệ thống thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi không gây ô nhiễm môi trường.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở và đôn đốc thực hiện các giải pháp khắc phục vi phạm.
- Đề xuất xây dựng khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, đảm bảo có hệ thống xử lý nước thải, chất thải tập trung theo yêu cầu về bảo vệ môi trường.
1.5. Đối với tiêu chí 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện xử lý rác thải, nước thải đạt tiêu chuẩn và đảm bảo bền vững
a. Mục tiêu cụ thể cần đạt được
- 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện xử lý rác thải, nước thải đạt tiêu chuẩn và đảm bảo bền vững không gây ô nhiễm môi trường.
- Đề xuất được số lượng các làng nghề đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường.
- Đề xuất được số liệu các điểm nóng cần tập trung cải thiện công tác bảo vệ môi trường.
- Tăng tỷ lệ giải quyết các vụ việc về ô nhiễm môi trường tại địa phương.
- Tăng số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi, chế biến thực phẩm, sản xuất nghề tiểu thủ công nghệ, buôn bán phế liệu di dời ra các khu tập trung xa dân cư so với hiện trạng.
b. Nội dung cần thực hiện
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở và đôn đốc thực hiện các giải pháp khắc phục vi phạm
- Tăng cường hoạt động giám sát của cộng đồng, cải tiến hệ thống tiếp nhận thông tin, phản ánh của người dân; tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra; thường xuyên báo cáo các cấp về tình hình môi trường của địa phương.
- Có giải pháp công trình, phi công trình để cải thiện môi trường làng nghề. Vận động các cơ sở, hộ gia đình di chuyển ra các khu sản xuất tập trung xa khu dân cư. Đề xuất các sáng kiến cải thiện, xử lý môi trường làng nghề.
- Xây dựng quy trình về giải quyết các vấn đề nóng, điểm nóng, các vụ việc về ô nhiễm môi trường tại địa phương. Rút ngắn thời gian xử lý, không có khiếu kiện, phản ánh kéo dài của người dân và các phương tiện truyền thông về các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường.
- Lập kế hoạch xây dựng các khu sản xuất tập trung.
- Vận động, hỗ trợ cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi, chế biến thực phẩm, sản xuất nghề tiểu thủ công nghệ, buôn bán phế liệu di dời ra các khu tập trung xa dân cư.
3. Tổ chức thực hiện
3.1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện các nội dung hướng dẫn;
- Phê duyệt kế hoạch, bố trí nguồn lực bảo đảm thực hiện xã nông thôn mới tại địa phương.
- Chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Chỉ đạo thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, thẩm định đối với các xã/thị xã đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu;
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá, nhân rộng các bài học kinh nghiệm tốt để các địa phương học hỏi, ứng dụng;
3.2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Là cơ quan đầu mối tham mưu, tổng hợp, đánh giá việc thực hiện Tiêu chí môi trường.
- Định kỳ 06 tháng gửi báo cáo (báo cáo 06 tháng đầu năm và báo cáo tổng kết năm) về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) để theo dõi. Theo đó, báo cáo cần được tập trung vào nội dung sau:
1.1. Đối với tiêu chí về tỷ lệ chất thải rắn, chất thải sinh hoạt được thu gom, phân loại và xử lý theo đúng quy định
- Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý theo đúng quy định đạt từ 90% trở lên.
- Số lượng chất thải rắn sinh hoạt được phân loại và được áp dụng biện pháp xử lý phù hợp theo hướng tiết kiệm tài nguyên.
1.2. Đối với tiêu chí về tỷ lệ các tuyến đường xã, thôn, bản, ấp có rãnh thoái nước và trồng cây bóng mát/ trồng hoa, cây cảnh
- Số tuyến đường xã, thôn, bản, ấp có rãnh thoát nước và được trồng cây bóng mát hoặc trồng hoa, cây cảnh toàn tuyến.
- Số hộ dân có bể tự hoại, đảm bảo không xả trực tiếp ra môi trường, cống, rãnh thoát nước.
- Số khu dân cư có rãnh thoát nước chung.
- Tỷ lệ cống, rãnh thoát nước đáp ứng QCVN 14:2008/BTNMT.
1.3. Đối với tiêu chí về các mô hình bảo vệ môi trường (hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ, đội, nhóm, tham gia thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, vệ sinh đường làng ngõ xóm và các khu vực công cộng; câu lạc bộ, đội tuyên truyền về bảo vệ môi trường) hoạt động thường xuyên,hiệu quả, thu hút được sự tham gia của cộng đồng
- Tổ dịch vụ thu gom rác thải hoạt động theo cơ chế thị trường hoạt động thường xuyên, hiệu quả, thu hút được sự tham gia của cộng đồng.
- Câu lạc bộ, đội tuyên truyền về bảo vệ môi trường. Có chương trình hoạt động, kinh phí thực hiện để đảm bảo hiệu quả và số liệu về việc thu hút được sự tham gia của cộng đồng.
1.4. Đối với tiêu chí 90% hộ chăn nuôi có chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường
- Số cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi, chế biến thực phẩm.
- Số cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi, chế biến thực phẩm trong khu dân cư không gây ô nhiễm môi trường.
- Số lượng khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, đảm bảo có hệ thống xử lý nước thải, chất thải tập trung theo yêu cầu về bảo vệ môi trường tăng lên và tỷ lệ lấp đầy tăng lên.
1.5. Đối với tiêu chí 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện xử lý rác thải, nước thải đạt tiêu chuẩn và đảm bảo bền vững
- Số liệu về cơ sở sản xuất, kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn; số liệu phát sinh, thu gom, xử lý rác thải, nước thải của các cơ sở.
- Số liệu các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn và đảm bảo bền vững, không gây ô nhiễm môi trường.
- Số liệu về làng nghề trên địa bàn, số liệu các cơ sở trong các làng nghề. Tỷ lệ cơ sở trong làng nghề có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, thu gom chất thải rắn. Tỷ lệ làng nghề có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đảm bảo môi trường tại địa phương.
- Đánh giá các vấn đề nóng, điểm nóng về môi trường tại địa phương do sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ra
- Thông tin tổng hợp về vụ việc phản ánh của người dân, phương tiện truyền thông về ô nhiễm môi trường được giải quyết.
- Số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi, chế biến thực phẩm, sản xuất nghề tiểu thủ công nghệ, buôn bán phế liệu di dời ra các khu tập trung xa dân cư, cụm công nghiệp, khu công nghiệp.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.