BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3151/BNN-TCCB | Hà Nội, ngày 28 tháng 09 năm 2010 |
Kính gửi: Bộ Nội vụ
Thực hiện Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19/6/2003 Về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước và Thông tư số 89/2003/TT-BNV ngày 24/12/2003 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý phục vụ quản lý nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Bộ Nội vụ giao bổ sung biên chế công chức, viên chức sự nghiệp không có định mức năm 2010 cho Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Cục Thú y, Cục Trồng trọt, Tổng cục Thủy lợi, cụ thể như sau:
1. Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam:
a) Biên chế sự nghiệp Bộ giao cho Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam năm 2009 là 650 biên chế, trong đó 350 biên chế sự nghiệp khoa học hưởng lương từ ngân sách nhà nước và 300 biên chế tự lo lương;
b) Có mặt đến 31/12/2009 là: 630 biên chế, trong đó 350 biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và 280 biên chế tự lo lương;
c) Kế hoạch biên chế công chức, viên chức sự nghiệp năm 2010: 1013 biên chế;
(xin xem thuyết minh và bảng mô tả vị trí việc làm theo nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đính kèm văn bản này).
Như vậy, biên chế tăng thêm năm 2010 của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam là 363 biên chế = 1013 biên chế - 650 biên chế, trong đó, biên chế sự nghiệp khoa học là 100 biên chế, biên chế tự lo lương là 263 biên chế;
Trước mắt, năm 2010 đề nghị Bộ Nội vụ bổ sung biên chế sự nghiệp khoa học cho Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam là 50 biên chế để kịp thời bố trí vào các vị trí việc làm đã mô tả theo nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Khoa học Thủy lợi Việt Nam và các tổ chức trực thuộc Viện.
2. Tổng cục Thủy lợi:
a) Biên chế sự nghiệp Bộ giao cho Cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão, Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam là các đơn vị trực thuộc Bộ (nay trực thuộc Tổng cục Thủy lợi) năm 2009 là: 299 biên chế, trong đó 91 biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và 208 biên chế tự lo lương theo quy định tại Nghị định số 43/2005/NĐ-CP ngày 25/4/2005 của Chính phủ;
b) Biên chế có mặt đến 31/12/2009 là: 290 người, trong đó 91 biên chế sự nghiệp khác (hưởng lương ngân sách nhà nước) và 199 biên chế tự lo lương;
c) Kế hoạch biên chế viên chức sự nghiệp khác năm 2010: 260 biên chế. Cụ thể:
- Biên chế Lãnh đạo của 02 Viện trực thuộc Tổng cục Thủy lợi là:
4 người x 2 Viện = 8 biên chế;
- Biên chế Lãnh đạo của 02 Trung tâm trực thuộc Tổng cục Thủy lợi là:
3 người x 2 Trung tâm = 6 biên chế;
- Biên chế Lãnh đạo của 02 Trung tâm trực thuộc Cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão là:
3 người x 2 Trung tâm = 6 biên chế
- Biên chế sự nghiệp tối thiểu để bố trí cho các Phòng của các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Thủy lợi là 40 (Phòng và tương đương) x 5 người = 200 biên chế (chưa kể biên chế sự nghiệp tự lo lương theo quy định tại Nghị định số 43/2005/NĐ-CP ngày 25/4/2005 của Chính phủ);
- Biên chế của Trung tâm Phòng chống lụt bão khu vực Miền Trung và Tây Nguyên; Trung tâm Phòng chống lụt bão khu vực Miền Nam trực thuộc Cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão là: 2 Trung tâm x 20 người = 40 biên chế (chưa kể biên chế sự nghiệp tự lo lương);
Tổng biên chế sự nghiệp khác của Tổng cục Thủy lợi là 260 biên chế = 20 biên chế + 200 biên chế + 40 biên chế, trong đó biên chế sự nghiệp nhà nước giao năm 2009 là 91 biên chế. Như vậy, biên chế tăng thêm của Tổng cục Thủy lợi là 169 biên chế (260 biên chế - 91 biên chế);
(xin xem thuyết minh và bảng mô tả vị trí việc làm theo nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện Quy hoạch Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, Trung tâm Tư vấn và chuyển giao công nghệ thủy lợi, Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai, Trung tâm Phòng chống chống lụt bão khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, Trung tâm Phòng chống lụt, bão khu vực Miền Nam thuộc Tổng cục Thủy lợi đính kèm văn bản này).
Trước mắt, năm 2010 đề nghị Bộ Nội vụ bổ sung thêm 60 biên chế sự nghiệp khác cho Tổng cục Thủy lợi để bố trí cho Trung tâm Tư vấn và chuyển giao công nghệ thủy lợi 25 chỉ tiêu; Trung tâm Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai 20 chỉ tiêu; Trung tâm Phòng chống lụt bão khu vực Miền Nam trực thuộc Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão 15 chỉ tiêu để bước đầu ổn định về tổ chức và thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Thủy lợi Về công tác thủy lợi, đê điều và phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, hạn hán, úng ngập, xâm nhập mặn, … quy định tại Quyết định số 03/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010, Nghị định số 14/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010.
3. Cục Thú Y:
a) Biên chế sự nghiệp Bộ giao cho Cục Thú y năm 2009 là: 129 biên chế, trong đó 84 biên chế sự nghiệp khác hưởng lương từ ngân sách nhà nước và 45 biên chế tự lo lương theo quy định tại Nghị định số 43/2005/NĐ-CP ngày 25/4/2005 của Chính phủ;
c) Kế hoạch biên chế viên chức sự nghiệp năm 2010: 235 biên chế;
(xin xem thuyết minh và bảng mô tả vị trí việc làm theo nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Thú y đính kèm văn bản này).
Như vậy, biên chế tăng thêm năm 2010 của Cục Thú y là 106 biên chế = 235 biên chế - 129 biên chế;
Trước mắt, năm 2010 đề nghị Bổ sung 30 biên chế sự nghiệp khác cho 10 Trạm chẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật thuộc 7 cơ quan thú y vùng và 3 chi cục kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y nhằm tăng cường công tác chẩn đoán và kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh thú y, kiểm soát chất lượng thuốc thú y động vật và thú y thủy sản.
4. Cục Trồng trọt:
a) Biên chế sự nghiệp Bộ giao cho Trung tâm Khảo nghiệm Giống, sản phẩm cây trồng và phân bón quốc gia trực thuộc Cục Trồng trọt năm 2009 là: 135 biên chế, trong đó 65 biên chế sự nghiệp khác (hưởng lương từ ngân sách nhà nước) và 70 biên chế tự lo lương theo quy định tại Nghị định số 43/2005/NĐ-CP ngày 25/4/2005 của Chính phủ;
b) Có mặt đến 31/12/2009 là: 130 biên chế, trong đó 65 biên chế sự nghiệp khác và 65 biên chế tự lo lương;
c) Kế hoạch biên chế sự nghiệp năm 2010: 175 biên chế. Trong đó:
Biên chế sự nghiệp khác là: 85 chỉ tiêu;
Biên chế tự lo lương là: 90 chỉ tiêu;
(xin xem thuyết minh và bảng mô tả vị trí việc làm theo nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt đính kèm văn bản này).
Như vậy, biên chế tăng thêm năm 2010 của Cục Trồng trọt là 40 biên chế = 175 biên chế - 135 biên chế. Trong đó, 20 chỉ tiêu biên chế sự nghiệp khác và 20 biên chế tự lo lương;
Trước mắt, năm 2010 đề nghị Bổ sung 20 biên chế sự nghiệp khác cho Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia để bố trí và các vị trí việc làm của 04 Phòng, 02 Trung tâm và 05 Trạm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón của Trung tâm trực thuộc Cục trồng trọt.
5. Tổng biên chế sự nghiệp đề nghị bổ sung đợt 1 năm 2010 là: 160 biên chế.
Kính đề nghị Bộ Nội vụ xem xét giao bổ sung đợt 1 năm 2010 là 160 biên chế cho các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa có định mức biên chế nêu trên để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
THUYẾT MINH
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG BIÊN CHẾ NĂM 2009 VÀ KẾ HOẠCH BIÊN CHẾ NĂM 2010 ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ KHÔNG CÓ ĐỊNH MỨC BIÊN CHẾ
(Kèm theo Công văn số 3151/BNN-TCCB ngày 28/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn V/v Bổ sung biên chế sự nghiệp chưa có định mức năm 2010 cho các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT)
A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG BIÊN CHẾ SỰ NGHIỆP NĂM 2009:
I. VỀ QUẢN LÝ BIÊN CHẾ:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nghiêm túc thực hiện Pháp lệnh cán bộ công chức và các văn bản pháp luật về quản lý biên chế cụ thể là Nghị định số 112/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về Quy định cơ chế quản lý biên chế đối với đơn vị sự nghiệp của nhà nước, Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19/6/2003 về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước và Thông tư số 89/2003/TT-BNV ngày 24/12/2003 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước.
II. VỀ TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG VIÊN CHỨC:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nghiêm túc thực hiện Pháp lệnh cán bộ công chức và các văn bản pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, các Nghị định của Chính phủ 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan;
B. KẾ HOẠCH BIÊN CHẾ SỰ NGHIỆP NĂM 2010:
I. VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM:
1. Cơ cấu tổ chức:
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ thành lập tại Quyết định số 594/QĐ-TTg ngày 10/5/2007 trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Viện Khoa học Thủy lợi và Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng đặc biệt. Thực hiện ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, năm 2008 – 2009 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam và 17 tổ chức khoa học công lập trực thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, cụ thể như sau:
- Ban Giám đốc Viện, gồm Giám đốc Viện, các Phó Giám đốc Viện;
- Ban Tổ chức, Hành chính, gồm Trưởng ban, các Phó trưởng ban và các viên chức;
- Ban Kế hoạch, Tổng hợp, gồm Trưởng ban, các Phó trưởng ban và các viên chức;
- Ban Tài chính, Kế toán, gồm Trưởng ban và các Phó trưởng ban và các viên chức;
- Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam, gồm Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, 07 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 06 Trung tâm vùng trực thuộc Viện;
- Viện Khoa học thủy lợi Miền Trung và Tây Nguyên, gồm Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, 04 Phòng chuyên môn nghiệp vụ và 03 Trung tâm vùng trực thuộc Viện;
- Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, gồm Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, 09 Phòng chuyên môn nghiệp vụ và 03 Trung tâm vùng trực thuộc Viện;
- Viện Thủy công, gồm Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, 04 Phòng chuyên môn nghiệp vụ và 04 Trung tâm vùng trực thuộc Viện;
- Viện Bơm và Thiết bị thủy lợi, gồm Viện trưởng các Phó Viện trưởng, 05 Phòng chuyên môn nghiệp vụ và 02 Trung tâm vùng trực thuộc Viện;
- Viện Thủy điện và Năng lượng tái tạo, gồm Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, 05 Phòng Chuyên môn nghiệp vụ và 03 Trung tâm vùng trực thuộc Viện;
- Viện Kỹ thuật Biển, gồm Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, 04 Phòng Chuyên môn nghiệp vụ và 02 Trung tâm trực thuộc Viện;
- Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển, gồm Giám đốc Phòng, các phó Giám đốc Phòng, 02 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 04 Trung tâm trực thuộc Phòng TNTĐQG;
- Viện Phòng trừ Mối và Bảo vệ công trình, gồm Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, 04 Phòng Chuyên môn nghiệp vụ và 03 Trung tâm trực thuộc Viện;
- Viện Kinh tế và Quản lý thủy lợi, gồm Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, 05 phòng Chuyên môn nghiệp vụ và 01 Trung tâm trực thuộc Viện;
- Trung tâm Đào tạo và Hợp tác Quốc tế, gồm Giám đốc, các Phó Giám đốc, 04 Phòng chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc Trung tâm;
- Trung tâm công nghệ phần mềm thủy lợi, gồm Giám đốc, các Phó Giám đốc, 06 Phòng chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc Trung tâm;
- Trung tâm Tư vấn quản lý thủy nông có sự tham gia của người dân, gồm Giám đốc, các Phó Giám đốc, 04 Phòng chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc Trung tâm;
- Công ty xây dựng và chuyển giao công nghệ thủy lợi hoạt động theo quy định của Luật Khoa học Công nghệ và Luật Doanh nghiệp.
(xin gửi kèm Quyết định số 594/QĐ-TTg ngày 10/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ Thành lập Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam và các tổ chức khoa học công lập trực Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam).
2. Biên chế của Viện:
a) Biên chế sự nghiệp Bộ giao cho Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam năm 2009 là 650 biên chế, trong đó 350 biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và 300 biên chế tự lo lương;
b) Có mặt đến 31/12/2009 là: 630 biên chế, trong đó 350 biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và 280 biên chế tự lo lương;
c) Kế hoạch biên chế công chức, viên chức sự nghiệp năm 2010: 1013 biên chế;
- Nhu cầu biên chế của Viện KHTL Việt Nam sau khi sắp xếp lại tổ chức, để có thể đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao thông qua việc mô tả các vị trí việc làm là 1013 biên chế. Trong đó, nhu cầu tối thiểu được xác định như sau (chi tiết được thể hiện trong bảng phụ lục số 2 kèm theo):
+ Biên chế lãnh đạo của Viện KHTL Việt Nam và các tổ chức trực thuộc Viện tối thiểu là 18 x 4 = 72 biên chế;
+ Biên chế cho 3 Ban Tham mưu là 3 x 15 = 45 biên chế;
+ Biên chế sự nghiệp tối thiểu để bố trí cho các Phòng, Trung tâm trực thuộc và 01 Công ty là 95 (phòng, Trung tâm) x 7 = 665 biên chế. Trong số này, sẽ giao biên chế sự nghiệp khoa học tự lo lương cho Viện KHTL Việt Nam là: 95 (phòng, Trung tâm) x 2 = 190 biên chế; Nhu cầu biên chế còn lại là: 665 – 190 = 475 biên chế;
+ Tổng biên chế sự nghiệp của Viện KHTL Việt Nam tối thiểu là 782 biên chế để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao thông qua việc mô tả các vị trí việc làm. Như vậy, biên chế tăng thêm năm 2010 của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam là 1013 biên chế - 650 biên chế = 363 biên chế;
Trước mắt, năm 2010 đề nghị Bộ Nội vụ bổ sung biên chế sự nghiệp cho Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam là 50 biên chế để kịp thời bố trí vào các vị trí việc làm đã mô tả theo nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Khoa học Thủy lợi Việt Nam và các tổ chức trực thuộc Viện.
(xin gửi bản mô tả vị trí việc làm của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đơn vị đính kèm thuyết minh này).
II. TỔNG CỤC THỦY LỢI:
1. Cơ cấu tổ chức:
Tổng cục Thủy lợi được Chính phủ thành lập tại Nghị định số 75/2009/NĐ-CP Sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngày 25/01/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 03/2010/QĐ-TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy lợi. Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi đã ban hành các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan đơn vị trực thuộc Tổng cục, trong đó có 4 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Thủy lợi và 02 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão, cụ thể như sau:
- Viện Quy hoạch Thủy lợi, gồm Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, 14 Phòng chuyên môn nghiệp vụ và 03 Trung tâm trực thuộc Viện;
- Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, gồm Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, 08 Phòng chuyên môn nghiệp vụ và 03 Trung tâm trực thuộc Viện;
- Trung tâm Tư vấn và chuyển giao công nghệ thủy lợi, gồm Giám đốc, các Phó Giám đốc, 09 Phòng chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc Trung tâm;
- Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai, gồm Giám đốc, các Phó Giám đốc, 05 Phòng chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc Trung tâm;
- Trung tâm Phòng chống lụt bão khu vực Miền Trung và Tây Nguyên và Trung tâm Phòng chống lụt bão khu vực Miền Nam trực thuộc Cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão là đại diện vùng của Miền Trung và Tây Nguyên, Miền Nam của Văn phòng thường trực Phòng chống lụt bão Trung ương theo quy định tại Nghị định số 14/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp của Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành và địa phương, Trung tâm có Giám đốc, các Phó Giám đốc và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.
(xin gửi kèm Quyết định số 03/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy lợi và các Quyết định của Tổng cục Thủy lợi quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức tổ chức của các đơn vị trực thuộc Tổng cục).
2. Biên chế sự nghiệp của Tổng cục Thủy lợi:
a) Biên chế sự nghiệp Bộ giao cho các cơ quan, đơn vị, trước đây trực thuộc Bộ là Cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão, Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam nay trực thuộc Tổng cục Thủy lợi năm 2009 là: 299 biên chế, trong đó 91 biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và 208 biên chế tự lo lương theo quy định tại Nghị định số 43/2005/NĐ-CP ngày 25/4/2005 của Chính phủ;
b) Có mặt đến 31/12/2009 là: 290 biên chế, trong đó 91 biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và 199 biên chế tự lo lương;
c) Kế hoạch biên chế công chức, viên chức sự nghiệp năm 2010: 260 biên chế;
- Biên chế Lãnh đạo của Viện, Trung tâm trực thuộc Tổng cục và trực thuộc Cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão là 2x4 + 2x3 + 2x3 = 20 biên chế:
- Biên chế sự nghiệp tối thiểu để bố trí cho các Phòng và Trung tâm trực thuộc là 40 (Phòng, Trung tâm) x 5 = 200 biên chế (chưa kể biên chế sự nghiệp tự lo lương theo quy định tại Nghị định số 43/2005/NĐ-CP ngày 25/4/2005 của Chính phủ);
- Biên chế của Trung tâm Phòng chống lụt bão khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, Trung tâm Phòng chống khu vực Miền Nam trực thuộc Cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão là: 2 Trung tâm x 20 = 40 biên chế;
Tổng biên chế sự nghiệp của Tổng cục Thủy lợi là 24 biên chế + 280 biên chế + 40 biên chế = 260 biên chế, trong đó biên chế sự nghiệp nhà nước giao năm 2009 là 91 biên chế. Như vậy, biên chế tăng thêm của Tổng cục Thủy lợi là 169 biên chế;
(xin xem thuyết minh và bảng mô tả vị trí việc làm theo nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện Quy hoạch Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, Trung tâm Tư vấn và chuyển giao công nghệ thủy lợi, Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai, Trung tâm Phòng chống lụt bão khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, Trung tâm Phòng chống lụt, bão khu vực Miền Nam thuộc Tổng cục Thủy lợi đính kèm văn bản này).
Trước mắt, năm 2010 đề nghị Bộ Nội vụ bổ sung thêm 60 biên chế sự nghiệp khác giao cho Tổng cục Thủy lợi để bố trí cho Trung tâm Tư vấn và chuyển giao công nghệ thủy lợi 25 chỉ tiêu; Trung tâm Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai 20 chỉ tiêu; Trung tâm Phòng chống lụt bão khu vực Miền Nam trực thuộc Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão 15 chỉ tiêu để bước đầu ổn định về tổ chức và thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Thủy lợi về công tác thủy lợi, đê điều và phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, hạn hán, úng ngập, xâm nhập mặn, … quyết định tại Quyết định số 03/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010, Nghị định số 14/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010.
III. CỤC THÚ Y
1. Cơ cấu tổ chức:
Cục Thú y được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức tại Quyết định số 19/2008/QĐ-BNN ngày 28/01/2008, cơ cấu của Cục Thú y, gồm: 8 Phòng, 07 cơ quan vùng, 03 Chi cục và 05 Trung tâm;
(xin gửi kèm Quyết định số 19/2008/QĐ-BNN ngày 28/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thú y).
2. Biên chế sự nghiệp của Cục Thú y:
a) Biên chế sự nghiệp Bộ giao cho Cục Thú y 2009 là: 129 biên chế, trong đó 84 biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và 45 biên chế tự lo lương theo quy định tại Nghị định số 43/2005/NĐ-CP ngày 25/4/2005 của Chính phủ;
b) Có mặt đến 31/12/2009 là: 125 biên chế, trong đó 84 biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và 41 biên chế tự lo lương;
c) Kế hoạch biên chế công chức, viên chức sự nghiệp năm 2010: 235 biên chế;
(xin xem thuyết minh và bảng mô tả vị trí việc làm theo nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Thú y đính kèm văn bản này).
d) Biên chế tăng thêm năm 2010 của Cục Thú y là 235 biên chế - 129 biên chế = 106 biên chế;
Trước mắt, năm 2010 đề nghị Bổ sung 30 biên chế sự nghiệp khác cho 10 Trạm chẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật thuộc 7 cơ quan thú y vùng và 3 chi cục kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y nhằm tăng cường công tác chẩn đoán và kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh thú y, kiểm soát chất lượng thuốc thú y động vật và thú y thủy sản.
(xin gửi bản mô tả vị trí việc làm của Cục Thú y đính kèm thuyết minh này).
IV. CỤC TRỒNG TRỌT
1. Cơ cấu tổ chức:
Cục Trồng trọt được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức tại Quyết định số 16/2008/QĐ-BNN ngày 28/01/2008, cơ cấu của Cục Thú y, gồm: 8 phòng, 01 Trung tâm;
(xin gửi kèm Quyết định số 16/2008/QĐ-BNN ngày 28/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt).
2. Biên chế sự nghiệp của Cục Trồng trọt:
a) Biên chế sự nghiệp Bộ giao cho Cục Trồng trọt 2009 là: 135 biên chế, trong đó 65 biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và 70 biên chế tự lo lương theo quy định tại Nghị định số 43/2005/NĐ-CP ngày 25/4/2005 của Chính phủ;
b) Có mặt đến 31/12/2009 là: 130 biên chế, trong đó 65 biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và 65 biên chế tự lo lương;
c) Kế hoạch biên chế công chức, viên chức sự nghiệp năm 2010: 175 biên chế;
d) Biên chế tăng thêm năm 2010 của Cục Trồng trọt là 175 biên chế - 135 biên chế = 40 biên chế;
Trước mắt, năm 2010 đề nghị Bổ sung 20 biên chế sự nghiệp khác cho Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia để bố trí và các vị trí việc làm của 04 Phòng, 02 Trung tâm và 05 Trạm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón của Trung tâm trực thuộc Cục Trồng trọt.
(xin gửi bản mô tả vị trí việc làm của Cục Trồng trọt đính kèm thuyết minh này)
Kính đề nghị Bộ Nội vụ xem xét giao bổ sung đợt 1 năm 2010 là 160 biên chế sự nghiệp chưa có định mức biên chế để Bộ giao cho Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Tổng cục Thủy lợi (Trung tâm Tư vấn và chuyển giao công nghệ thủy lợi; Trung tâm Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; Trung tâm Phòng chống lụt bão khu vực Miền Nam trực thuộc Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão), Cục Thú y và Cục Trồng trọt để bảo đảm số lượng biên chế vào các vị trí việc làm đã mô tả theo nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các đơn vị để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.