TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 313/TLĐ | Hà Nội, ngày 03 tháng 3 năm 2010 |
Kính gửi: | - Các LĐLĐ tỉnh, thành phố; |
Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong CNVCLĐ, đặc biệt là CNLĐ khu vực kinh tế ngoài Nhà nước; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn các đơn vị tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Kiện toàn, củng cố hoạt động của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Tăng cường hoạt động của các tổ chức Tư vấn pháp luật (Trung tâm, Văn phòng, tổ tư vấn pháp luật).
2. Tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân” và Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 5/6/2008 Ban Bí thư về “Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp”.
3. Thực hiện có hiệu quả Tiểu đề án 3: “Tuyên truyền phổ biến pháp luật Lao động, pháp luật Công đoàn và các quy định pháp luật có liên quan cho công nhân lao động tại các doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” theo Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ 2009 đến 2012”.
4. Chủ động mở các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở. Nội dung chủ yếu từ tài liệu tuyên truyền pháp luật của Tổng Liên đoàn.
5. Triển khai thực hiện Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về “Xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật”.
Căn cứ những nhiệm vụ chủ yếu trên, đơn vị lựa chọn những nội dung pháp luật thật sự cần thiết, liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của CNLĐ, biên tập ngắn gọn để tuyên truyền; sử dụng linh hoạt và đa dạng các hình thức tuyên truyền phù hợp với trình độ, thời gian, điều kiện làm việc và điều kiện sống của CNLĐ. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đặc biệt là công tác tư vấn pháp luật, hoà giải, thương lượng để giải quyết tranh chấp lao động.
Các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn cần có khảo sát, đánh giá thực trạng hiểu biết pháp luật của CNLĐ, thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong CNLĐ để triển khai thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật kịp thời, phù hợp, hiệu quả.
Báo cáo định kỳ 6 tháng về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; báo cáo nhanh về tình hình đình công và giải quyết đình công, đề nghị các đơn vị gửi về Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn, điện thoại 04.39421518, email: .
Nơi nhận: | TM.ĐOÀN CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.