BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3042/BTP-PLQT | Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2015 |
Kính gửi: Bộ Tài chính
Trả lời Công văn số 10657/BTC-TCHQ ngày 05/08/2015 của Bộ Tài chính về việc bãi bỏ Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-TCHQ-BNG ngày 06/06/2000 và Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-TCHQ-BNG ngày 21/06/2001 của Tổng cục Hải quan và Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:
1. Về việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
Ngày 04/08/2015 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 31/2015/QĐ TTg về định mức hành lý, tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng, hàng mẫu được miễn thuế, xét miễn thuế, không chịu thuế (sau đây gọi tắt là Quyết định số 31/2015/QĐ-TTg). Trong đó, Điều 9 Quyết định số 31/2015/QĐ-TTg quy định việc bãi bỏ Khoản 1 Điều 4 Quyết định số 210/1999/QĐ-TTg ngày 27/10/1999 quy định chính sách về hàng hóa của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi về nước làm việc.
Theo quy định tại Điều 5, Điều 11 của Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là Nghị định số 16/2013/NĐ-CP) về trách nhiệm rà soát văn bản và căn cứ rà soát văn bản thì Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính có trách nhiệm căn cứ vào Quyết định số 31/2015/QĐ-TTg thực hiện rà soát Quyết định số 210/1999/QĐ-TTg , Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-TCHQ-BNG và Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-TCHQ-BNG. Theo đó, trường hợp Thông tư liên Tịch số 03/2000/TTLT-TCHQ-BNG và Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-TCHQ-BNG và Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-TCHQ-BNG không còn phù hợp với các quy định của Quyết định số 31/2015/QĐ-TTg thì việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo nguyên tắc tại Điều 83 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật: “Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”.
2. Về việc bãi bỏ Thông tư liên tịch
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 16/2013/NĐ-CP, thay thế văn bản được áp dụng trong trường hợp toàn bộ hoặc phần lớn nội dung của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, trường hợp Bộ Tài chính ban hành Thông tư để thay thế các quy định về thủ tục hải quan và quản lý xe ô tô, xe gắn máy tại Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-TCHQ-BNG và Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-TCHQ-BNG thì cần phối hợp với Bộ Ngoại giao để xử lý 02 Thông tư liên tịch trên theo đúng quy định tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 16/2013/NĐ-CP. Theo đó, trong hồ sơ xây dựng, ban hành Thông tư, phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản về việc bãi bỏ các Thông tư liên tịch trên của Bộ Ngoại giao.
Ngoài ra, để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ và liên tục của hệ thống pháp luật, Bộ Tư pháp đề nghị Quý Bộ lưu ý thời điểm có hiệu lực của Thông tư quy định thủ tục hải quan và quản lý xe ô tô, xe gắn máy của các đối tượng được phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại. Theo đó, Thông tư này có hiệu lực sớm nhất là cùng thời điểm có hiệu lực của Quyết định số 31/2015/QĐ-TTg .
Trên đây là ý kiến góp ý của Bộ Tư pháp về việc bãi bỏ Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-TCHQ-BNG ngày 06/06/2000 và Thông tư liên tịch số 03/2001 /TTLT-TCHQ-BNG ngày 21/06/2001 của Tổng cục Hải quan và Bộ Ngoại giao, xin gửi để Quý Bộ tham khảo, tổng hợp./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.