BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2958/BYT-KCB | Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2009 |
Kính gửi: | - Các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, |
Trong thời gian gần đây, một số trường hợp người bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm có xét nghiệm dương tính với phẩy khuẩn tả đã được phát hiện ở Hà Nội và sau đó xuất hiện ở một số tỉnh.
Để chủ động đối phó với dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm có phẩy khuẩn tả và có kế hoạch chủ động đối phó với các dịch bệnh mùa hè, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị triển khai các hoạt động sau:
I. Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và y tế ngành:
1. Tham mưu với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố để kiện toàn và duy trì hoạt động Ban chỉ đạo chống dịch của tỉnh, thành phố, bao gồm cúm A (H1N1), cúm A (H5N1) và phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm có phẩy khuẩn tả và các dịch bệnh mùa hè. Chú ý đến việc chỉ đạo và hỗ trợ công tác điều trị phòng chống dịch bệnh.
- Hoàn thiện kế hoạch thu dung điều trị chống dịch và có các phương án cụ thể để phân tuyến thu dung điều trị bệnh nhân trong mọi tình huống của dịch (nếu xảy ra).
- Giao nhiệm vụ và bố trí kinh phí cho các bệnh viện (chú trọng bố trí cho Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố);
- Thành lập các đội thường trực cấp cứu cơ động để kịp thời hỗ trợ các đơn vị tuyến dưới khi có yêu cầu.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong công tác chuẩn bị, tiếp nhận, cấp cứu, thu dung và điều trị cho bệnh nhân.
- Chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, nhân lực, cơ số trang thiết bị y tế, thuốc, dịch truyền, ... để chủ động đáp ứng nhu cầu điều trị.
2. Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc tăng cường cảnh giác và phát hiện sớm các trường hợp tiêu chảy cấp nguy hiểm và tiến hành xét nghiệm khẩn trương tìm phẩy khuẩn tả để cách ly và điều trị kịp thời theo đúng hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tả ban hành kèm theo Quyết định số 4178/QĐ-BYT ngày 31 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế; Đặc biệt chú ý đến công tác kiểm soát lây nhiễm, quản lý và xử lý chất thải, xử lý phân và chất nôn của người bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm đúng quy trình. Hướng dẫn cho người bệnh và người nhà người bệnh biện pháp phòng bệnh không để lây lan ra cộng đồng.
3. Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh chủ động phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng của địa phương trong công tác phòng chống dịch, thực hiện đúng quy định về thông tin, báo cáo tình hình dịch;
4. Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm, nhi, bệnh viện huyện kiểm tra, rà soát dịch truyền, thuốc, cơ sở vật chất, nhân lực và kế hoạch sẵn sàng ứng phó đề phòng khi xảy ra dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm lan rộng.
5. Tiếp tục tổ chức phổ biến và triển khai tập huấn các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm có phẩy khuẩn tả cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc (công lập và tư nhân).
6. Công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm phải được kết hợp chặt chẽ với phòng chống dịch cúm A (H1N1) và cúm A (H5N1).
II. Các bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, các bệnh viện ngành:
1. Thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo chống dịch của bệnh viện.
2. Thực hiện nghiêm túc Quy chế thông tin, báo cáo tình hình dịch. Khi phát hiện các trường hợp tiêu chảy cấp nguy hiểm nghi ngờ có phẩy khuẩn tả phải báo cáo ngay với trung tâm y tế dự phòng địa phương và Bộ Y tế.
3. Rà soát cơ sở vật chất, khu vực cách ly, dịch truyền, vật tư, hoá chất, thuốc, trang thiết bị y tế, nhân lực bảo đảm sẵn sàng phòng chống dịch, tiếp nhận, cách ly và điều trị bệnh nhân tiêu chảy cấp nguy hiểm có phẩy khuẩn tả và hỗ trợ tuyến dưới (khi cần) theo phân công của Bộ Y tế.
4. Thành lập đơn vị thường trực cấp cứu cơ động của bệnh viện để kịp thời hỗ trợ các đơn vị tuyến dưới khi có yêu cầu.
5. Tích cực, chủ động trong công tác chỉ đạo tuyến và hỗ trợ tuyến dưới, đặc biệt là hỗ trợ trong công tác tập huấn và công tác chẩn đoán, điều trị các trường hợp có diễn biến phức tạp và có biến chứng nặng.
6. Theo dõi sát tình hình dịch và sẵn sàng chi viện về nhân lực và về trang thiết bị, thuốc, dịch truyền, hoá chất ... cho các bệnh viện có nhiều bệnh nhân theo sự chỉ đạo của Bộ Y tế.
Mọi thông tin về công tác điều trị tiêu chảy cấp nguy hiểm có phẩy khuẩn tả đề nghị liên hệ theo địa chỉ sau: Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám chữa bệnh), 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: (046) 273 2095; Fax (046) 273 2289./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.