BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2939/TCT-CS | Hà Nội, ngày 17 tháng 07 năm 2009 |
Kính gửi: Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh
Trả lời công văn số 1613/CT-PC ngày 09/03/2009 của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh về một số vướng mắc trong xử lý vi phạm pháp luật về thuế, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Xác định hành vi vi phạm nhiều lần
- Điểm 1 Điều 1 Nghị định số 13/2009/NĐ-CP ngày 13/2/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2007/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định hình thức phạt tiền đối với từng hành vi vi phạm pháp luật về thuế như sau:
"… Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì mỗi tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ được tính tăng hoặc giảm 20% mức phạt trung bình của khung tiền phạt".
- Điểm 3 mục I phần A Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, bao gồm: Hành vi vi phạm quy định về thủ tục thuế; Hành vi vi phạm chậm nộp tiền thuế; Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn; Hành vi trốn thuế, gian lận thuế …
- Điểm 1.2 mục III phần A Thông tư số 61/2007/TT-BTC hướng dẫn: "Vi phạm nhiều lần trong lĩnh vực thuế là trường hợp thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế thuộc loại hành vi nêu tại điểm 3, Mục 1 Phần A Thông tư này mà trước đó đã vi phạm nhưng chưa bị xử phạt và chưa hết thời hiệu xử phạt”.
Căn cứ quy định nêu trên, đề nghị Cục Thuế nghiên cứu cụ thể đối với từng hồ sơ khai sai để xác định hành vi vi phạm theo nguyên tắc một hành vi vi phạm pháp luật về thuế chỉ bị xử phạt một lần và cách xác định hành vi vi phạm nhiều lần trong lĩnh vực thuế.
Đối với trường hợp người nộp thuế có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp nếu vi phạm nhiều lần thì chỉ bị xử phạt 10% trên số thuế khai thiếu và xử phạt chậm nộp tiền thuế theo quy định (không có quy định xử phạt như hành vi vi phạm nhiều lần về thủ tục thuế).
2. Về thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế
Khoản 2 Điều 109 Luật quản lý thuế quy định về thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế như sau: "2. Đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 103 của Luật này thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế".
Điều 18 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế gồm nhân viên thuế đang thi hành công vụ, Trạm trưởng trạm thuế, Đội trưởng đội thuế, Chi cục trưởng Chi cục thuế, Cục Trưởng cục Thuế.
Điểm 4 Điều 1 Nghị định số 13/2009/NĐ-CP ngày 13/2/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2007/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế gồm nhân viên thuế đang thi hành công vụ, Đội trưởng đội thuế, Chi cục trưởng Chi cục thuế, Cục Trưởng cục Thuế.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 109 Luật quản lý thuế quy định chung về thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của thủ trưởng cơ quan thuế. Tuy nhiên, tại Điều 18 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP và điểm 4 Điều 1 Nghị định số 13/2009/NĐ-CP quy định cụ thể thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế bao gồm Nhân viên thuế đang thi hành công vụ, Đội trưởng đội thuế, Chi cục trưởng Chi cục thuế, Cục Trưởng cục Thuế (không có quy định Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế). Vì vậy, thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật của cơ quan thuế phải căn cứ vào Luật quản lý thuế và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật để triển khai thực hiện theo quy định.
3. Về cơ chế xử phạt hành chính thuế đối với doanh nghiệp theo kết luận của các Đoàn kiểm tra (thanh tra) thuộc Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước, Thanh tra thành phố:
- Tại khoản 1 Điều 22 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế có trách nhiệm lập biên bản theo đúng mẫu quy định và chuyển tới người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt theo quy định.
- Tại điểm 2.2.4 mục I phần H Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về xử lý kết quả kiểm tra thuế
- Tại điểm 8 mục II Phần H Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về xử lý kết quả kiểm tra thuế.
Căn cứ quy định trên, trường hợp đoàn kiểm tra, thanh tra thuế phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế thì thủ trưởng cơ quan thuế căn cứ biên bản kiểm tra thuế, biên bản thanh tra thuế, kết luận thanh tra thuế của đoàn kiểm tra, thanh tra thuế để ra quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế thuộc thẩm quyền xử phạt theo quy định.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh biết.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.