TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2939/CT-TTHT | TP.Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 4 năm 2014 |
Kính gửi: | Công ty cổ phần Sài Gòn Food |
Trả lời văn bản số 13/03/14 CV-PKT ngày 20/3/2014 của Công ty về việc lập hóa đơn điều chỉnh, Cục Thuế TP có ý kiến như sau:
Căn cứ Khoản 5, Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế GTGT đối với trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT:
“Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.
…
Trường hợp sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã đã lập hóa đơn, kê khai, tính thuế GTGT thì người bán và người mua phải điều chỉnh hóa đơn để không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản này.”
Căn cứ Khoản 3, Điều 18 Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/05/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hướng dẫn xử lý đối với hóa đơn đã lập:
“Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-)”.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty theo trình bày từ ngày 01/01/2014 đến trước ngày 20/3/2014, trung bình hàng tháng đã lập khoảng 1200 tờ hóa đơn cho trên 200 khách hàng, sau đó phát hiện sai sót (thuộc trường hợp không phải kê khai tính nộp thuế GTGT, nhưng đã lập hóa đơn tính thuế GTGT theo thuế suất 5%) thì về nguyên tắc hai bên mua bán phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời Công ty lập hoá đơn điều chỉnh giảm để không phải kê khai tính nộp thuế GTGT theo Khoản 3, Điều 18 Thông tư số 64/2013/TT-BTC. Trường hợp số lượng hóa đơn cần điều chỉnh giảm đối với từng khách hàng phát sinh lớn thì hai bên mua bán có thể lập biên bản điều chỉnh, lập bảng kê tất cả các hóa đơn cần điều chỉnh, căn cứ biên bản, bảng kê đã lập, bên bán lập một hóa đơn điều chỉnh giảm cho tất cả các hóa đơn đã liệt kê trên bảng kê. Căn cứ hóa đơn điều chỉnh, hai bên mua bán kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu ra, đầu vào theo quy định.
Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này.
Nơi nhận: | KT. CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.