UBND TỈNH LAI CHÂU | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 292/SXD-GĐ&QLCL | Lai Châu, ngày 17 tháng 8 năm 2012 |
Kính gửi: | - Các Sở, Ngành; |
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004;
Căn cứ Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Thông tư số 06/2011/TT-BXD ngày 21/6/2011 sửa đổi, bổ sung.
Căn cứ Quyết định số 13/2007/QĐ-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2007 của UBND tỉnh Lai Châu về ban hành Quy định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lai Châu xẩy ra một số sự cố công trình xây dựng, các Chủ đầu tư đã tích cực xử lý sự cố để đảm bảo an toàn cho công trình. Tuy nhiên, Sở Xây dựng nhận thấy khi công trình xảy ra sự cố công trình các Chủ thể lúng túng, chậm báo cáo hoặc không báo cáo sự cố công trình theo đúng quy định, chậm lập hồ sơ sự cố, chưa xác định rõ nguyên nhân sự cố,…. Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể khi công trình xảy ra sự cố, kịp thời xử lý sự cố và đảm bảo an toàn cho công trình, Sở Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về trình tự xử lý sự cố công trình xây dựng trên địa bàn Tỉnh như sau:
I. Phân loại sự cố công trình xây dựng.
Sự cố công trình xây dựng được phân loại tùy theo mức độ hư hỏng công trình như sau:
1. Sự cố cấp I bao gồm một trong các hư hỏng sau:
- Hư hỏng công trình cấp đặc biệt làm ảnh hưởng tới an toàn của công trình nhưng chưa gây sập, đổ công trình xây dựng.
- Sập, đổ hoàn toàn công trình cấp I và cấp II hoặc bộ phận công trình của công trình cấp đặc biệt nhưng không gây thiệt hại về người.
- Sập, đổ một bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng ở mọi cấp gây thiệt hại về người từ 3 nguời trở lên.
2. Sự cố cấp II bao gồm một trong các hư hỏng sau:
- Hư hỏng công trình cấp I và cấp II làm ảnh hưởng tới an toàn của công trình nhưng chưa gây sập, đổ công trình.
- Sập, đổ hoàn toàn công trình cấp III và cấp IV hoặc một bộ phận công trình của công trình cấp I và cấp II nhưng không gây thiệt hại về người.
- Sập đổ một bộ phận công trình, hoặc công trình mọi cấp (trừ công trình cấp đặc biệt) gây thiệt hại về nguời từ 1 đến 2 người.
3. Sự cố cấp III bao gồm một trong các hư hỏng sau:
- Hư hỏng công trình cấp III, IV làm ảnh hưởng tới an toàn của công trình nhưng chưa gây sập, đổ công trình.
- Sập, đổ một bộ phận công trình, công trình cấp III, IV nhưng không gây thiệt hại về người.
II. Trách nhiệm của các chủ thể trong việc giải quyết sự cố công trình.
1. Đối với Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng.
a. Báo cáo nhanh sự cố:
Chủ đầu tư đối với công trình đang thi công, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng đối với công trình đang sử dụng, vận hành, khai thác có trách nhiệm lập báo cáo nhanh sự cố công trình theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng (có mẫu kèm theo).
Gửi báo cáo nhanh về UBND tỉnh đối với sự cố cấp III, UBND tỉnh và Bộ Xây dựng đối với sự cố cấp I và cấp II. Gửi qua đường bưu điện trong vòng 24 giờ về UBND tỉnh đối với sự cố cấp III, kể từ khi xảy ra sự cố (thời điểm gửi báo cáo tính theo dấu bưu điện nơi đi), đồng thời dùng mọi biện pháp để báo cáo nhanh sự cố đến UBND tỉnh.
b. Lập hồ sơ sự cố công trình xây dựng: Trường hợp phải khảo sát, đánh giá mức độ và nguyên nhân của sự cố, nếu chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình không có năng lực thực hiện thì phải thuê một tổ chức tư vấn xây dựng có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện khảo sát, đánh giá và xác định nguyên nhân sự cố, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Sự cố phải được xác định đúng nguyên nhân để khắc phục triệt để. Hồ sơ sự cố công trình xây dựng bao gồm:
- Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố lập theo mẫu quy định Phụ lục 9 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng (xem phụ lục kèm theo);
- Mô tả diễn biến của sự cố;
- Kết quả khảo sát, đánh giá, xác định mức độ và nguyên nhân sự cố;
- Các tài liệu về thiết kế và thi công liên quan đến sự cố.
c. Thu dọn hiện trường sự cố:
- Sau khi có đầy đủ hồ sơ xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng thì nhà thầu thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư hoặc chủ quản lý sử dụng được phép tiến hành thu dọn hiện trường sự cố;
- Trường hợp khẩn cấp cứu người bị nạn, ngăn ngừa sự cố gây ra thảm họa tiếp theo cũng như trường hợp sự cố hư hỏng, sụp đổ công trình do thiên tai (động đât, bão lụt...) thì Chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình được phép quyết định tháo dỡ hoặc thu dọn hiện trường xảy ra sự cố. Trước khi tháo dỡ hoặc thu dọn, chủ đầu tư hoặc chủ quản lý sử dụng phải tiến hành chụp ảnh, quay phim hoặc ghi hình, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu phục vụ công tác điều tra sự cố sau này.
d. Giám định sự cố công trình: Trình UBND giám định nguyên nhân sự cố công trình.
e. Khắc phục sự cố:
- Sự cố phải được xác định đúng nguyên nhân để khắc phục triệt để;
- Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại và chi phí cho việc khắc phục sự cố. Tùy theo mức độ vi phạm còn bị xử lý theo pháp luật;
- Trường hợp sự cố công trình do nguyên nhân bất khả kháng thì chủ đầu tư hoặc cơ quan bảo hiểm đối với công trình có mua bảo hiểm phải chịu chi phí khắc phục sự cố. Chủ đầu tư hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc không thực hiện gói thầu bảo hiểm được người có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với các nhà thầu:
a. Khẩn cấp cứu người bị nạn.
b. Thực hiện chống đỡ tạm, hạn chế sự cố phát triển.
c. Báo cáo ngay với chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng và nhà thầu thiết kế xây dựng.
d. Phối hợp với chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan trong việc lập hồ sơ sự cố và biện pháp khắc phục sự cố.
e. Thực hiện khắc phục sự cố do lỗi của mình và lỗi của các chủ thể khác gây ra nếu như được chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng giao cho.
f. Bồi thường thiệt hại và chi phí vật chất trong việc khắc phục sự cố do lỗi của mình gây ra. Tùy theo mức độ vi phạm còn bị xử lý theo pháp luật.
Trên đây là nội dung hướng dẫn về trình tự xử lý sự cố công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Đề nghị các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã và các Chủ đầu tư phối hợp thực hiện theo đúng trình tự để đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng./.
Nơi nhận: | KT. GIÁM ĐỐC |
PHỤ LỤC 8
(Ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ)
Chủ đầu tư/Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình …………………………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Địa điểm, ngày......... tháng......... năm.......... |
BÁO CÁO NHANH SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Kính gửi : (tên cơ quan quản lý nhà nước theo quy định)
1. Tên công trình, vị trí xây dựng:
2. Các tổ chức cá nhân tham gia xây dựng:
a) Nhà thầu khảo sát xây dựng: …. (ghi tên tổ chức, cá nhân) …………………….....
b) Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình : …………. (ghi tên tổ chức, cá nhân)
c) Nhà thầu thi công xây dựng : …………. (ghi tên tổ chức, cá nhân)
d) Nhà thầu giám sát thi công xây dựng : ………….(ghi tên tổ chức, cá nhân)
3. Mô tả nội dung sự cố:
Mô tả sơ bộ về sự cố, tình trạng công trình xây dựng khi xảy ra sự cố, thời điểm xảy ra sự cố
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
4. Thiệt hại sơ bộ về người và vật chất:
a) Tình hình thiệt hại về người, về vật chất: ...............…………………………….........
b) Về nguyên nhân sự cố: ……………………………………………………….…………
5. Biện pháp khắc phục: …………………………………………………………………...
Nơi nhận: | NGƯỜI BÁO CÁO * |
* Ghi chú:
a) Chủ đầu tư lập báo cáo sự cố xảy ra tại công trình đang thi công xây dựng;
b) Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng lập báo cáo xảy ra tại công trình đang sử dụng, vận hành, khai thác.
PHỤ LỤC 9
(Ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ)
Chủ đầu tư/Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng …………………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Địa điểm, ngày......... tháng......... năm.......... |
BIÊN BẢN KIỂM TRA HIỆN TRƯỜNG SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1. Tên công trình xảy ra sự cố:.................................................................................
2. Hạng mục công trình xảy ra sự cố: ......................................................................
3. Địa điểm xây dựng công trình:...............................................................................
4. Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố được lập với các nội dung sau:
a) Thời điểm xảy ra sự cố : ……................... giờ….. ngày…… tháng ….. năm…….
b) Mô tả sơ bộ về sự cố, tình trạng công trình khi xảy ra sự cố........................ ……
c) Sơ bộ về tình hình thiệt hại về người, về vật chất...………………………............
d) Sơ bộ về nguyên nhân sự cố (nếu có)………………………………………………
| NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN a) Chủ đầu tư lập báo cáo sự cố xảy ra tại công trình đang thi công xây dựng; b) Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng lập báo cáo xảy ra tại công trình đang sử dụng, vận hành, khai thác. |
Các thành phần tham gia lập biên bản khác gồm:
- Nhà thầu thi công xây dựng : (người đại diện theo pháp luật ký tên, đóng dấu)
- Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình : (người đại diện theo pháp luật ký tên, đóng dấu)
- Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình : (người đại diện theo pháp luật ký tên, đóng dấu)
- Các thành phần khác, nếu có.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.