BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2841/TCT-HTQT | Hà Nội, ngày 14 tháng 07 năm 2015 |
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên.
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 1254/CT-TNCN ngày 15/5/2015 của Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên đề nghị Tổng cục Thuế hướng dẫn về việc áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam - Nhật Bản (sau đây gọi là Hiệp định) đối với thu nhập của các cá nhân người nước ngoài phát sinh tại công ty TNHH Nhà nước MTV Diesel Sông Công (sau đây gọi là DISOCO). Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Điều 1, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế Thu nhập cá nhân quy định:
“Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:
Đối với cá nhân cư trú thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.”
Điều 15, Hiệp định quy định về nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công như sau:
“1. Thể theo quy định tại Điều 16, 18 và 19 các khoản tiền lương tiền công, và các khoản tiền thù lao tương tự khác do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được từ lao động làm công sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước ký kết đó, trừ khi công việc của đối tượng đó được thực hiện tại Nước ký kết ký. Nếu công việc làm công được thực hiện như vậy, số tiền công trả cho lao động đó có thể bi đánh thuế tại Nước ký kết kia.
2. Mặc dù có những quy định tại khoản 1, tiền công do một đối tượng cư trú của một nước ký kết thu được từ lao động làm công tại Nước ký kết kia sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước thứ nhất nếu.'
(a) người nhận tiền công có mặt ở Nước kia trong một khoảng thời gian hoặc nhiều thời gian gộp lại không quá 183 ngày trong năm dương lịch liên quan, và
(b) chủ lao động hay đối tượng đại diện chủ lao động trả tiền công lao động không phải là đối tượng cư trú tại Nước kia, và
(c) số tiền công không phải là phát sinh tại một cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định mà người chủ lao động có tại Nước kia. “
Điều 5, Hiệp định quy định về cơ sở thường trú như sau:
“1. Theo nội dung của Hiệp định này, thuật ngữ “cơ sở thường trú” có nghĩa là một cơ sở kinh doanh cố định mà qua đó xí nghiệp thực hiện toàn bộ hay một phần hoạt động kinh doanh của mình.
4. Một xí nghiệp của một Nước ký kết sẽ được coi là có cơ sở thường trú tại Nước ký kết kia nếu xí nghiệp đó thực hiện tại Nước ký kết kia việc cung cấp các dịch vụ bao gồm cả các dịch vụ tư vấn thông qua những người làm công hay những đối tượng khác với điều kiện các hoạt động đó kéo dài (trong cùng một dự án hay hai hay nhiều dự án có liên quan) trong một khoảng thời gian hay nhiều khoảng thời gian hơn 6 tháng trong giai đoạn 12 tháng liên tục.”
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp các công ty Nhật Bản (GC và Nakagawa) thực hiện việc cung cấp dịch vụ kỹ thuật định kỳ, thường xuyên cho DISOCO theo Hợp đồng kéo dài trong 5 năm (Hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa GC và DISOCO), 3 năm (Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa GC và DISOCO; Hợp đồng cung cấp dịch vụ giũa Nakagawa và DISOCO) thì các công ty Nhật Bản này đã hình thành cơ sở thường trú tại Việt Nam. Trong trường hợp này, điều kiện (c), Khoản 2, Điều 15 Hiệp định đã không được thỏa mãn. Thu nhập của người lao động Nhật Bản từ việc thực hiện Hợp đồng chuyển giao công nghệ và Hợp đồng cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật giữa các công ty Nhật Bản (GC và Nakagawa) và DISOCO sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam theo quy định của nội luật Việt Nam.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế được biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.