BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 284/TCT-CS | Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2014 |
Kính gửi: | - Cục Thuế tỉnh Nam Định. |
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 45472/CT-HTr ngày 15/11/2013 của Cục Thuế TP Hà Nội báo cáo về trường hợp của Công Ty cổ phần bất động sản Việt Nhật điều chuyển tài sản cố định cho Chi nhánh Công ty cổ phần bất động sản Việt Nhật tại Nam Định theo công văn số 85/CT-KTT1 của Cục thuế tỉnh Nam Định và công văn số 20130419-Nam Dinh/Tax của Công ty cổ phần bất động sản Việt Nhật đề nghị hướng dẫn vướng mắc về việc thủ tục điều chuyển tài sản cho đơn vị thành viên. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ Khoản 6.b Điều 5 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính quy định các trường hợp không phải kê khai nộp thuế:
"b) Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp; điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong cơ sở kinh doanh; tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn.
Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một cơ sở kinh doanh thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải xuất hóa đơn GTGT và kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định, trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 5 Điều này"
Căn cứ điểm 2 Mục 2.16 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính quy định:
"b.2. Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong tổ chức, cá nhân; tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn.
Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một tổ chức, cá nhân thì tổ chức, cá nhân có tài sản điều chuyển phải lập hóa đơn GTGT theo quy định".
Căn cứ các quy định trên và theo trình bày của Cục thuế tỉnh Nam Định, trường hợp tháng 11/2012 Công ty cổ phần bất động sản Việt Nhật mua lại toàn bộ tài sản trên đất của Công ty Tasco Thiên Trường, sau đó điều chuyển tài sản về Công ty cổ phần bất động sản Việt - Nhật tại Nam Định (là đơn vị hạch toán phụ thuộc) thì về nguyên tắc Công ty Cổ phần bất động sản Việt Nhật không phải lập hóa đơn và kê khai, nộp thuế GTGT.
Việc Chi cục thuế quận Cầu Giấy hướng dẫn Công ty cổ phần bất động sản Việt Nhật xuất hóa đơn GTGT cho Chi nhánh với thuế suất thuế GTGT 10% là chưa phù hợp (công văn số 8897/CCT-HTr ngày 07/12/2012 của Chi cục thuế quận Cầu Giấy). Do đó, Tổng cục Thuế đề nghị Cục thuế thành phố Hà Nội chỉ đạo Chi cục thuế quận Cầu Giấy hướng dẫn Công ty cổ phần bất động sản Việt Nhật và Chi nhánh lập biên bản, thu hồi hóa đơn đã lập. Trên cơ sở biên bản, Công ty cổ phần bất động sản Việt Nhật thực hiện điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu ra, Chi nhánh tại Nam Định điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ. Căn cứ công văn số 757/TCT-PC ngày 6/3/2009 của Tổng cục Thuế về việc xử lý vi phạm hành chính về thuế đối với trường hợp người nộp thuế kê khai, xác định nghĩa vụ thuế chưa đúng do hướng dẫn của cơ quan Thuế do đó Chi nhánh tại Nam Định không bị xử phạt khi kê khai điều chỉnh giảm.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Nam Định, Cục Thuế TP Hà Nội và Công ty cổ phần bất động sản Việt Nhật được biết./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.