BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2805/LĐTBXH-TE | Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2019 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Luật trẻ em năm 2016, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP , Nghị định số 34/2019/NĐ-CP , Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ trẻ em1, Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp của Ủy ban Quốc gia về trẻ em2 và Kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội3, sau khi thống nhất với các Bộ, ngành có liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Kiện toàn, củng cố tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em các cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 94 Luật trẻ em.
Đối với cấp xã, tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp phụ trách, các thành viên gồm: Công chức Văn hóa - xã hội chuyên trách theo dõi về Lao động - Thương binh và Xã hội; Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã; Trưởng trạm Y tế; Trưởng Công an; Công chức Tư pháp - Hộ tịch; Hiệu trưởng nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục trên địa bàn cấp xã; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ. Ngoài các thành viên trên, tùy điều kiện của địa phương có thể bổ sung thành viên trong số các cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách và các trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố để giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các trách nhiệm đôn đốc, phối hợp việc thực hiện quyền trẻ em; giải quyết các vấn đề trẻ em thuộc thẩm quyền; bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn cho trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em và tai nạn thương tích trẻ em.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ định Nhóm thường trực bảo vệ trẻ em cấp xã để giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; xây dựng, triển khai kế hoạch hỗ trợ, can thiệp theo quy định của Luật trẻ em, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP. Thành phần Nhóm thường trực bảo vệ trẻ em cấp xã bao gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Công chức Văn hóa - xã hội chuyên trách theo dõi về Lao động - Thương binh và Xã hội; Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã; Trưởng trạm Y tế; Trưởng Công an; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ (tùy điều kiện cụ thể của địa phương lựa chọn số lượng các thành viên cho phù hợp).
2. Bố trí người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trong số các công chức cấp xã hoặc người hoạt động không chuyên trách thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 53, Điều 72 Luật trẻ em và Nghị định số 56/2017/NĐ-CP .
3. Xây dựng Đề án quy định chức danh, mức phụ cấp đối với người kiêm nhiệm làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP .
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn giải quyết./.
| BỘ TRƯỞNG |
1 Thông báo số 324/TB-VPCP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ.
2 Thông báo số 117/TB-VPCP ngày 02 tháng 4 năm 2019 của Văn phòng Chính phủ.
3 Kiến nghị số 1887/KN-UBTP ngày 02 tháng 5 năm 2019.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.